Cà Phê Việt Nam Trên Thị Trường Thế Giới 2023 Mới Nhất

Cà Phê Việt Nam Trên Thị Trường Thế Giới 2023 Mới Nhất

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 15 ngày đầu tháng 8/2023, cả nước xuất khẩu 37,4 nghìn tấn cà phê, thu về 110,8 triệu USD; giảm 23,3% về lượng và nhưng chỉ giảm 3,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/8, nước ta đã xuất khẩu 1,154 triệu tấn cà phê, kim ngạch 2,81 tỷ USD, giảm 20% về lượng nhưng tăng gần 5% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Tập trung xây dựng vùng trồng cà phê chất lượng cao

Nhằm đảm bảo yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, Việt Nam cần xây dựng nhiều hơn vùng nguyên liệu cà phê đạt chuẩn, kèm với việc tái canh tác các vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp. Bên cạnh đó, quá trình thu hoạch cần tập trung lựa chọn trái chín, ngon nhất và chuẩn bị cơ chế sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu để nâng cao chất lượng hạt cà phê xuất khẩu.

Về hàm lượng chất dinh dưỡng của sản phẩm, vùng canh tác cà phê cần có kế hoạch sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tuân theo mức tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu, ví dụ như: VietGAP, 4C, Rainforest Alliance, Organic, UTZ (quy trình sản xuất cà phê bền vững) để tạo ra sản phẩm cà phê sạch chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Đồng thời, đầu tư vào quy hoạch kết cấu hạ tầng, hình thành vùng nguyên liệu quy mô lớn, tập trung, hiện đại. Khuyến khích các doanh nghiệp đưa kỹ công nghệ cao vào sản xuất cà phê và tạo mối quan hệ bền vững giữa các vùng trồng với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.

Riêng các doanh nghiệp cần quan tâm hơn việc xây dựng thương hiệu bằng cách phát triển sản phẩm, lựa chọn chiến lược quảng bá, marketing phù hợp với điều kiện của từng đơn vị. Để thực hiện điều đó, không thể không kể đến vai trò Nhà nước trong việc đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp, thông qua các chiến dịch truyền thông, quảng bá hình ảnh cà phê Việt Nam đến bạn bè thế giới.

Honduras – Xuất khẩu 475,042 tấn cà phê

Khí hậu ở Honduras tương tự như ở Brazil. Tuy nhiên, quốc gia này đã không trở thành nhà xuất khẩu cà phê toàn cầu cho đến gần đây. Trước khi trở thành một ông lớn trong ngành kinh doanh cà phê, hầu hết các sản phẩm cà phê của quốc gia đều được tiêu thụ tại địa phương. Cà phê chủ yếu được trồng ở các trang trại nhỏ trên núi được gọi là ‘Fincas’ ở độ cao từ 3600-5249 feet. Cà phê Honduras tỏa ra hương thơm dễ chịu của quả phỉ, vani, hoặc trái cây đỏ, tùy thuộc vào từng hương vị cụ thể.

Khẳng định vị thế cà phê Việt Nam

Vị thế ngành cà phê Việt Nam không chỉ thể hiện qua sự phát triển của quá trình sản xuất, trao đổi cà phê trong nước và quốc tế, mà còn đính kèm với văn hoá cà phê đặc trưng nơi đây. Khác với thời điểm mới du nhập vào Việt Nam, ngày nay đã xuất hiện nhiều nhãn hiệu cà phê địa phương được biết đến và đánh giá cao trên thị trường quốc tế, trở thành tiền đề cho việc tăng giá trị lẫn uy tín của ngành công nghiệp cà phê nước ta.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong 5 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu cà phê ước tính đạt 882 nghìn tấn, trị giá 2,02 tỷ USD, tuy giảm 2,2% về sản lượng, nhưng giá trị xuất khẩu vẫn cao hơn cùng kỳ năm trước (tăng 0,2%). Thực tế, cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và khu vực nhập khẩu chủ yếu cà phê từ nước ta là thị trường Châu Âu (EU), Mỹ, Đông Nam Á. Trong đó, EU hiện là thị trường tiêu thụ Việt Nam lớn nhất, chiếm hơn 16% thị phần so với các nước khác.

Chất lượng hạt cà Robusta Việt Nam đã được các thị trường hàng đầu công nhận, bằng chứng là giá trị xuất khẩu luôn đạt mức tăng trưởng mạnh so với nhiều cường quốc khác. Ngoài ra, cà phê Việt còn nhận được vô số lời khen ngợi từ các báo chí uy tín quốc tế, theo đó, cà phê sữa đá hay pha phin nhỏ giọt là món ưa thích của nhiều chính trị gia nước ngoài và ngôi sao nổi tiếng khi ghé thăm Việt Nam.

Guatemala – Xuất khẩu 204,000 tấn cà phê

Nằm ở phía đông của Mexico và phía tây của Honduras, Guatemala cũng là một trong những quốc gia sản xuất cà phê lớn trên thế giới. Nước này là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất khắp Trung Mỹ trong thế kỷ 20 (trước khi bị Honduras vượt qua). Từ thế kỷ 19, xuất khẩu cà phê đã trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế đất nước.

Các vùng sản xuất cà phê trong nước là những vùng có khí hậu cận nhiệt đới ôn hòa. Những vùng này bao gồm Antigua, Atitlan, Cao nguyên Fraijanes, Cao nguyên Huehuetenango, Nuevo Oriente, Volcan San Marcos và Rainforest Coban. Hương vị cà phê Guatemala sẽ được xác định bởi vị trí của đồn điền. Loại được trồng ở Tây Nguyên có vị chua từ hoa và thường có vị cay hoặc vị socola. Những loài xuất thân từ các khu vực núi sẽ ít có tính axit vì chúng đã tiếp xúc với vùng biển Caribe hoặc Thái Bình Dương.

Và đó là những thông tin nhằm giải đáp cho câu hỏi “cà phê Việt Nam đứng thứ mấy trên thế giới?”. Có thể thấy cà phê Việt Nam vẫn đang ở vị trí thứ hai trên thế giới. Thế nhưng, nếu chúng ta không tận dụng lợi thế đó cùng với những ưu đãi từ Hiệp định thương mại EVFTA, UKVFTA sẽ dễ dàng bị các đối thủ khác vượt mặt.

Số liệu trong bài viết được lấy từ Alibaba.com

Chuyển hướng cà phê chế biến sâu để nâng cao giá trị xuất khẩu

Nổi tiếng với việc xuất khẩu thô, nhưng nhờ sản phẩm cà phê chế biến sâu như hòa tan, rang xay, bột và đóng lon, v.v… mới là chìa khóa nâng cao giá trị cho cà phê Việt Nam, đồng thời tạo dựng thương hiệu trên thị trường quốc tế.

Chính vì vậy, thay cho việc xuất khẩu số lượng lớn cà phê nhân, doanh nghiệp nên có sự dịch chuyển dần sang chế biến sâu, sản xuất ra những sản phẩm tinh chế, đáp ứng toàn bộ nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng thế giới.

Các doanh nghiệp cần nghiên cứu nhu cầu thị trường, đồng thời đầu tư dây chuyền công nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực sản xuất, áp dụng các tiêu chuẩn toàn cầu trong quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần nâng cao giá trị cho sản phẩm cà phê của Việt Nam. Về phía Nhà nước cũng cần có chính sách đầu tư, hỗ trợ, khuyến khích các công ty tư nhân đẩy mạnh hoạt động chế biến sâu.

Nhìn chung, cà phê Việt Nam đang có vị thế nhất định trên thị trường quốc tế, nhưng để duy trì và đạt những mục tiêu cao hơn trong tương lai, cần có những chính sách hướng đến tăng giá trị cà phê và chú trọng phát triển bền vững. Đồng thời, nông dân lẫn doanh nghiệp cần nhanh nhạy với nhu cầu thị trường, đầu tư vào công nghệ chế biến để nâng tầm thương hiệu cà phê Việt.

Thông qua bài viết, The Local Beans đã cung cấp cho quý khách hàng các thông tin sơ lược về ngành cà phê Việt Nam. Từ đó làm rõ vị thế hạt cà thơm nước ta, cùng những cơ hội và thách thức khi thực hiện nâng tầm cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới, hướng tới những mục tiêu cao hơn trong tương lai.

Xuất khẩu cà phê khoảng một thập kỷ trước trị giá 20 tỷ USD, đến nay nó đã lên đến 465,9 tỷ USD (theo GlobeNewswire). Mặc dù đại dịch toàn

Xuất khẩu cà phê khoảng một thập kỷ trước trị giá 20 tỷ USD, đến nay nó đã lên đến 465,9 tỷ USD (theo GlobeNewswire). Mặc dù đại dịch toàn cầu đã ảnh hưởng đến lượng cung cầu trên toàn thế giới, ngành cà phê vẫn tiếp tục hoạt động trở lại. Bên cạnh đó, xuất khẩu cà phê Việt Nam đã trải qua những bước chuyển mình tích cực và được chào đón nồng nhiệt trên thị trường quốc tế. Vậy cà phê Việt Nam đứng thứ mấy trên thế giới hiện nay?

Mexico – Xuất khẩu 270,000 tấn cà phê

Mặc dù là người đến sau, ngành kinh doanh cà phê đang bùng nổ ở Mexico. Trong khi các đồn điền cà phê không được đưa vào sử dụng cho đến cuối thế kỷ 18 ở Veracruz, Mexico hiện là một trong những nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Loại cây này được trồng trên 16 bang ở Mexico. Mexico chủ yếu xuất khẩu cà phê Arabica chế biến ướt. Phần lớn cà phê được sử dụng để pha chế và cà phê rang đậm. Các loại bao gồm bourbon, caturra, maragogype và Mundo Novo.

Uganda – Xuất khẩu 209,325 tấn cà phê

Một quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu khác là bang Uganda của châu Phi. Chủ yếu được biết đến với cà phê Robusta, quốc gia này cũng có nhiều loại Arabica. Hạt cà phê Uganda được người dân bản địa trồng sâu trong các khu rừng mưa phía bắc Lira và Gulu; các vùng phía đông của Mbale và Bugisu; các vùng trung tâm và tây nam của Jinja, Mukono, Kampala và Masaka, cũng như các vùng phía tây của Kasese, tây sông Nile, vùng và Mbarara. Hạt cà phê từ Uganda có độ chua giống rượu vang và hương socola.

Colombia – Xuất khẩu 754, 376 tấn cà phê

Columbia là nước xuất khẩu cà phê Ả Rập hàng đầu thế giới, đã sản xuất khoảng 11,5 triệu bao cà phê hàng năm. Khi Colombia bắt đầu xuất khẩu cà phê từ năm 1830, quốc gia này đã được khen ngợi có hạt cà phê ngon nhất thế giới. Những hạt cà phê được trồng ở độ cao 1500-2000 mét, có hương thơm béo ngậy và hương vị trái cây tinh tế. Ngoài ra, cà phê Colombia nổi tiếng với sự dịu nhẹ.

GIÁ CÀ PHÊ XUẤT KHẨU TĂNG CAO KỶ LỤC

Thời gian qua, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các thị trường Italia, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga, Algieria, Hà Lan, Mexico đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, tháng 7/2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ghi nhận mức cao kỷ lục từ trước tới nay, với 2.828 USD/tấn, tăng 5,4% so với tháng 6/2023 và tăng 23,4% so với tháng 7/2022. Tính chung 7 tháng năm 2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của nước ta đạt mức 2.418 USD/tấn, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong nửa đầu tháng 8/2023, giá cà phê robusta trên thị trường thế giới giảm nhẹ. Nguyên nhân do Brazil đang thu hoạch rộ cà phê nên tăng lượng xuất khẩu, đã bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung cà phê Robusta từ Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà phân tích thị trường quốc tế nhận định xu hướng giảm của giá cà phê chỉ là yếu tố ngắn hạn. Về dài hạn, giá cà phê, đặc biệt là cà phê Robusta sẽ tiếp tục tăng khi nhu cầu tiếp tục gia tăng ở các thị trường trên thế giới. Bên cạnh đó, mức giá cạnh tranh của cà phê Robusta với cà phê Arabica cũng là lý do sản phẩm này được lựa chọn nhiều hơn.

Với nhận định trên, xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2023 dự báo sẽ đạt khoảng 1,718 triệu tấn, với kim ngạch 4,2 tỷ USD. Theo các chuyên gia, kỳ vọng này xuất phát từ nhiều căn cứ. Trong đó, diện tích gieo trồng cà phê liên tục tăng trong thời gian qua, năm 2022 tăng 42,9% so với 2005. Sản lượng cà phê năm 2022 đạt 1,897 triệu tấn, tăng 7,5% so với 2020 và tăng 2,8% so với 2021.

"Đề án xây dựng vùng nguyên liệu cà phê đạt chuẩn quốc tế đang được triển khai trên diện tích 19.700ha tại 4 tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum và Đắk Nông. Trong vùng dự án này có khoảng 64 HTX được hưởng thụ với 5.230 hộ dân sản xuất cà phê".

Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Lượng cà phê xuất khẩu tăng mạnh, nếu năm 2000 đạt 734.000 tấn, thì đến năm 2010 đã đạt 1,218 triệu tấn, năm 2015 đạt 1,341 triệu tấn, năm 2020 đạt 1,565 triệu tấn và năm 2022 đạt 1,778 triệu tấn. Đặc biệt, năm 2022 là một năm rất thành công đối với hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam, với lượng xuất khẩu 1,78 triệu tấn và kim ngạch đạt kỷ lục 4,06 tỷ USD.

Nhằm nâng cao chất lượng và giá cà phê xuất khẩu, nâng tầm sản phẩm cà phê Việt trên thị trường thế giới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương vùng Tây Nguyên đang thực hiện đề án xây dựng vùng nguyên liệu cà phê đạt chuẩn thế giới.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, cho biết hiện Việt Nam cũng là điểm đến của nhiều tập đoàn lớn đến sản xuất cà phê. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định cần phải xây dựng vùng nguyên liệu cà phê đạt chuẩn ở các vùng trọng điểm, nhằm đảm bảo yêu cầu xuất khẩu.