Dược Sĩ Làm Nghề Gì

Dược Sĩ Làm Nghề Gì

Đối với các bạn quan tâm tới ngành dược sĩ nhưng vẫn đang băn khoăn rằng liệu ngành này có phù hợp, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp có khả quan không? Bài viết này sẽ giúp các bạn biết thêm về ngành dược sĩ là gì? Học gì để làm dược sĩ? cơ hội việc làm sau tốt nghiệp ngành dược sĩ.

Dược sĩ trong kiểm nghiệm chất lượng thuốc

Để được làm việc tại các Viện kiểm nghiệm Trung ương, Trung tâm kiểm nghiệm tỉnh hoặc phòng kiểm nghiệm ở xí nghiệp, công ty trên toàn quốc, Dược sĩ cần có năng lực chuyên môn cao. Không những thế những nơi làm việc này còn đòi hỏi người làm cần phải làm việc chuẩn xác, tỉ mỉ và theo một quy trình tiêu chuẩn. Như vậy để có cơ hội trúng tuyển vào những đơn vị này, người Dược sĩ cần phải rèn luyện cả về kiến thức lẫn tác phong trong công việc.

Công tác trong đào tạo nhân lực ngành Dược

Nếu có trình độ học vấn và năng lực tốt thì Dược sĩ hoàn toàn có thể ứng tuyển vào vị trí Giảng viên Dược. Chỉ cần có thêm một tấm chứng chỉ nghiệp vụ Sư phạm thì người làm hoàn toàn có cơ hội đứng lớp và chia sẻ kiến thức cho sinh viên. Cơ hội việc làm ở vị trí này cũng tương đối lớn vì hầu hết các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp đều tuyển dụng chức vụ này.

Dược sĩ bán lẻ tại nhà thuốc

Dược sĩ nhà thuốc là một công việc rất quá quen thuộc với đời sống chúng ta. Nhiệm vụ của các Dược sĩ nhà thuốc là làm việc trong bệnh viện hay các chuỗi nhà thuốc, có nhiệm vụ lập dự trù, kiểm nhập, sắp xếp và bảo quản các sản phẩm thuốc. Ngoài ra còn thực hiện tư vấn lựa chọn sản phẩm, hướng dẫn sử dụng an toàn và hiệu quả và thực hiện bán thuốc, mỹ phẩm,thực phẩm chức năng hay vật tư y tế thông thường cho người bệnh.

Các Dược sĩ làm việc ở bộ phận quản lý dược sẽ đảm nhiệm các nhiệm vụ liên quan đến quản lý thuốc như quản lý chất lượng sản phẩm thuốc, thực hiện đấu thầu thuốc (ở tỉnh và  Bệnh viện), công tác nhiệm vụ tại các Sở, Phòng Y tế, chịu trách nhiệm đảm bảo các loại dược phẩm đạt chất lượng được lưu thông trên thị trường.

Trình dược viên là những Dược sĩ thực hiện công việc quảng bá thuốc đến người dùng như nhà thuốc, bác sĩ hay bệnh nhân. Để có thể làm tốt ở vị trí này, bên cạnh kiến thức về chuyên môn về dược khoa để hiểu rõ về cơ chế và tác dụng thuốc, bạn còn cần thêm các rất nhiều kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, các kiến thức về bán hàng, tiếp thị sản phẩm,…

Có nhiệm vụ phân phối, lưu thông thuốc

Việc lưu thông Dược phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm từ khâu sản xuất đến tay người tiêu dùng. Những người làm ở vị trí này thường là những đối tượng tốt nghiệp ngành Dược làm công việc phân phối thuốc mà người người ta hay gọi là Trình Dược viên. Là người làm tại các Tổng công ty Dược phẩm Việt Nam hoặc Công ty TNHH, Công ty tư nhân về sản phẩm Dược, nhà thuốc, hiệu thuốc…

Mức lương cho công việc này thường rất cao. Tại các công ty, doanh nghiệp Dược bên cạnh lương cứng còn nhận được khoản thưởng khi vượt doanh số.

Nhà khoa học nghiên cứu bào chế thuốc cho các nhà máy thuốc

Dược sĩ sẽ tham gia nghiên cứu và sản xuất các loại thuốc mới, nghiên cứu về các phản ứng có thể có của thuốc đối với từng nhóm người, từng bệnh lý, các công dụng  cũng như tác dụng không mong muốn của sản phẩm thuốc đến cơ thể con người. Đồng thời, Dược sĩ cũng cần phải phân tích rõ từng thành tố và công dụng của dược phẩm, kiểm định và đánh giá xem xét thuốc đã đạt đủ điều kiện để cấp phép lưu hành ra thị trường hay không.

IV. Thu nhập của Dược sĩ có ổn định không?

Dược sĩ là việc làm có mức lương ổn định nhưng tùy thuộc vào nhiều yếu tố

Mức lương Dược sĩ được xếp vào nhóm ổn định trong số những vị trí việc làm trong ngành y dược hiện nay. Thu nhập của Dược sĩ  phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau mà trong đó, trình độ chuyên môn, bằng cấp, kinh nghiệm làm việc sẽ là những yếu tố quan trọng quyết định đến mức lương của bạn.

Mức lương nêu ra dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, các số liệu cụ thể và chuẩn xác theo từng thời điểm sẽ khác nhau.

- Mức lương cơ bản của Dược sĩ: Cán bộ và công chức Dược sĩ đang công tác làm việc tại bệnh viện sẽ được hưởng mức lương theo quy định của Nhà nước là 1,3 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra, mức lương của Dược sĩ sẽ  gồm có các thành phần như tiền ưu đãi ngành (40% lương) + phụ cấp Dược sĩ bệnh viện + thưởng khi đạt doanh số (áp dụng đối với Dược sĩ làm việc tại các nhà thuốc).

- Mức lương của Dược sĩ đại học: Dược sĩ đại học thường sẽ có mức lương khá cao với mức trung bình vì công việc của họ có thể tham gia vào tất cả các lĩnh vực như quản lý về ngành dược, nghiên cứu về sản phẩm dược, sản xuất và phân phối dược phẩm hay tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng đào tạo Dược sĩ. Do đó mức lương của họ có thể dao động trong khoảng 30 - 40 triệu/ tháng.

- Mức lương của Dược sĩ cao đẳng: Mức lương Dược sĩ cao đẳng có thể dao động trong khoảng 4 - 6 triệu đồng/tháng. Khoảng thu nhập này có thể tăng lên vào khoảng 10 - 15 triệu tùy theo thâm niên làm việc, năng lực về chuyên môn cũng như các chế độ theo quy định của Nhà nước đối với Dược sĩ.

- Mức lương của Dược sĩ mới tốt nghiệp: Đối với sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm việc làm do đó mức lương có thể dao động trong mức 5 - 8 triệu đồng/tháng.

Có thể nói, mức lương Dược sĩ phụ thuộc rất nhiều vào năng lực làm việc của từng cá nhân nên chúng ta khó có thể đưa ra được một con số cụ thể nhất định. Tuy vậy, ngành nghề Dược sĩ vẫn được xem  là một công việc khá ổn định, nhẹ nhàng, không phải quá vất vả nhưng vẫn giúp bạn thăng tiến trong tương lai khá tốt.

Tốt nghiệp ngành Dược nhận lương bao nhiêu?

Đối với những người làm việc tại bệnh viện thuộc nhà nước sẽ được chi trả theo quy định bảng lương của nhà nước là 1.300.000 đồng/tháng và nhân với hệ số lương hiện hưởng. Nếu đã tốt nghiệp hệ Đại học Dược thì sẽ được hưởng hệ số lương 2,36. Theo đó, công thức tính lương cụ thể như sau: (1.300.000 đồng/tháng x 2,36) + tiền ưu đãi ngành (40% lương) + phụ cấp dược sĩ bệnh viện + thưởng đạt doanh số (đối với những dược sĩ làm việc tại nhà thuốc). Ngoài ra, mức thu nhập của Dược sĩ bệnh viện sẽ được tăng dần theo thâm niên làm việc và được hưởng các chế độ theo quy định của nhà nước.

Bên cạnh đó, sinh viên mới tốt nghiệp ngành Dược sẽ có mức thu nhập dao động trong khoảng 4 – 7 triệu/tháng với chế độ đãi ngộ tăng theo năng lực bản thân. Mặc dù, đây không phải là con số hấp dẫn nhưng so với nhiều ngành nghề khác đây cũng được xem là một mức lương tương đối mà hầu hết người không có kinh nghiệm đều nhận được. Đây cũng là một trong những lý do mà người học ngành này sẽ có xu hướng học tiếp lên Thạc sĩ để nâng cao giá trị bằng cấp cũng như kiến thức, kỹ năng chuyên môn. Từ đó Dược sĩ sẽ có được cơ hội thăng tiến với có mức thu nhập tốt hơn.

Sau khi có kinh nghiệm, mức thu nhập của Dược sĩ sẽ tăng lên đáng kể từ 10 – 15 triệu. Thậm chí con số này sẽ tăng cao nếu Dược sĩ có điều kiện kinh tế ổn định và tự kinh doanh hiệu thuốc và dược phẩm. Những trường hợp này nếu có thêm kiến thức kinh tế tốt mức thu nhập hàng tháng của họ có thể lên đến 30 hay 40 triệu đồng.

Dược sĩ làm công việc nghiên cứu

Dược sĩ không chỉ có thể bán thuốc tại các quầy thuốc, nhà thuốc như nhiều người nghĩ mà còn có thể làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu điển hình như Viện Dược liệu, Viện kiểm nghiệm, Viện dịch tễ, Y học cổ truyền hoặc thậm chí là những Trường đào tạo Y Dược…

Đào tạo Dược sĩ bao nhiêu năm?

Học Dược hệ đại học mất mấy năm?

Thời gian đào tạo cho Dược sĩ hệ đại học từ 5 - 6 năm. Quá trình đào tạo giúp các bạn sinh viên nắm chắc  các kiến thức về khoa học cũng như dược học cơ bản, kiến thức chuyên môn cơ bản của ngành dược và kiến thức về mặt kỹ năng, chuyên ngành như kiểm định sản phẩm thuốc, quản lý dòng sản phẩm và phân phối dược phẩm. Bên cạnh đó sinh viên cũng được trang bị kiến thức của các chính sách liên quan đến công tác bảo vệ và duy trì thể chất khỏe mạnh cho người dân trong các điều kiện cụ thể khác nhau.

Ngoài ra, những sinh viên Dược sĩ hệ đại học sẽ được đào tạo các khóa về kỹ năng giao tiếp bán dược phẩm, hướng dẫn sử dụng thuốc và cách tiếp thị sản phẩm hiệu quả.

Học Dược hệ cao đẳng mất mấy năm?

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sinh viên ngành Dược hệ cao đẳng cần được đào tạo trong 3 năm mới đủ điều kiện tốt nghiệp. Đây là khoảng thời gian rất quan trọng để sinh viên trang bị vững vàng về kiến thức, kỹ năng phục vụ cho việc làm tốt nhất sau khi ra trường. Trong quá trình học tập, sinh viên sẽ được đào tạo về kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên môn cùng các kỹ năng khác thiết yếu để phục vụ công việc sau này.

Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo sẽ được cấp bằng Cao đẳng chính quy, có cơ hội làm việc trong các vị trí nhất định phù hợp hoặc có thể liên thông lên học ngành Dược hệ Đại học.

Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Dược thường sẽ kéo dài trong 18 - 24 tháng. Điều kiện để có thể đăng ký theo học là đúng chuyên ngành, có kinh nghiệm công tác và làm việc, trình độ ngoại ngữ cùng các chứng chỉ cần có liên quan cho ngành nghề Dược sĩ.

Có thể thấy, ngành Dược nói riêng và các ngành khác trong khối ngành sức khỏe luôn có thời gian đào tạo khá dài. Lý do bởi vì đây là ngành liên quan trực tiếp đến sức khỏe và sinh con người. Do đó, khâu đào tạo nhân lực yêu cầu phải bảo đảm chuẩn kiến thức và kỹ năng để đáp ứng tiêu chí đầu ra chất lượng.

Quá trình đào tạo trường kỳ giúp rèn giũa Dược sĩ có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn cao và sức khỏe tốt. Ngoài ra còn có khả năng nghiên cứu, điều chế dược phẩm, tiếp thị sản phẩm, quản lý và phân phối nguồn sản phẩm dược liệu. Do đó quá trình đào tạo Dược sĩ sẽ gồm các môn học như sau:

- Môn học khoa học cơ sở như toán - xác suất thống kê, sinh học, công nghệ thông tin, chủ nghĩa Mác - Lê nin,… Những môn học này nhằm đáp ứng Dược sĩ đầu ra nắm vững kiến thức cốt lõi về đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh để vận dụng được các kiến thức đó vào cuộc sống, vào công cuộc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe con người. Đồng thời còn có kiến thức cơ bản về các khoa học tự nhiên đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nghiệp và khả năng sáng tạo.

- Môn học về dược khoa như giải phẫu, hóa sinh, lý sinh, dược lý,… nhằm đào tạo nguồn nhân lực có khả năng hiểu rõ cơ chế sinh học để từ đó có thể sản xuất, phân phối thuốc có nguồn gốc sinh học, hóa dược, dược liệu. Bảo đảm chất lượng nguồn dược liệu, nguyên liệu làm thuốc chất lượng, bảo quản chất lượng dược liệu và cách sử dụng thuốc hiệu quả. - Môn học về kỹ năng mềm, kỹ năng kiểm định, nghiên cứu giúp cho Dược sĩ có khả năng giao tiếp tốt với cộng đồng, với đồng nghiệp cũng như người bệnh. Ngoài ra họ có thể tham gia vào nghiên cứu điều chế sản phẩm thuốc, các kiểm định đúng chuẩn tạo nên sự uy tín cho ngành nghề.