Hình Nội Quy Lớp Học

Hình Nội Quy Lớp Học

Môn Toán ở Tiểu học có một tầm quan trọng đặc biệt. Thông qua môn Toán trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về toán học; rèn cho học sinh kĩ năng tính toán, kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo, kĩ năng giải toán có lời văn Đồng thời qua dạy toán, giáo viên hình thành cho học sinh phương pháp học tập; khả năng phân tích tổng hợp, óc quan sát, trí tưởng tượng tạo điều kiện phát triển óc sáng tạo, tư duy. Trong đó, dạy học giải toán không chỉ nhằm cung cấp kiến thức và kĩ năng cần thiết để giải một bài toán nào đó mà quan trọng là dạy cho học sinh “biết cách làm toán”, tức là biết cách phân tích và giải các bài tập khác nhau thuộc các dạng bài khác nhau. Để giải toán có lời văn, học sinh cần phải có cách suy luận, sáng tạo chứ không đơn thuần chỉ là tính toán. Việc giải thành thạo các bài toán là một trong những tiêu chí đánh giá khả năng học toán của học sinh và mức độ hoàn thành chương trình học theo chuẩn kiến thức kĩ năng bậc Tiểu học.

Quy định cho học viên lớp tiếng Đức ngắn hạn

Học sinh có thể lựa chọn một trong hai hình thức sau: Xét học bạ bậc THCS hoặc căn cứ theo điểm thi vào lớp 10 do Sở Giáo dục và Đào tạo địa phương tổ chức. Trường dự kiến áp dụng phương thức xét tuyển này với 750 chỉ tiêu.

Đối với trường hợp xét học bạ THCS, thí sinh cần đảm bảo yêu cầu về học lực và hạnh kiểm: tổng điểm trung bình môn Toán và Ngữ Văn của 3 học kỳ gần nhất tại thời điểm xét tuyển đạt từ 40 điểm trở lên; xếp loại hạnh kiểm tất cả các học kỳ đạt từ loại Khá trở lên.

Thí sinh đáp ứng đủ yêu cầu học bạ THCS có thể xét tuyển vào trường ngay từ bây giờ.

Đối với trường hợp xét điểm thi vào lớp 10, trường đưa ra các tiêu chí sau: tổng điểm 2 môn Toán và Ngữ Văn trong kỳ thi vào lớp 10 do Sở Giáo dục và Đào tạo địa phương tổ chức đạt từ 13 điểm trở lên; xếp loại hạnh kiểm trong tất cả các kỳ học bậc THCS đạt từ loại Khá trở lên.

Trường THPT FPT Hà Nội xét tuyển 750 chỉ tiêu cho năm học 2021-2022. Ảnh: Trường THPT FPT Hà Nội.

Thầy Lê Xuân Phương, Trưởng phòng Tuyển sinh THPT FPT Hà Nội cho biết: "Do tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp, nhà trường tiếp tục lựa chọn phương thức xét tuyển để giảm thiểu áp lực thi cử cho học sinh nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng đầu vào. Thời điểm này, thí sinh có thể sử dụng học bạ học kỳ I, II năm lớp 8 và học kỳ I năm lớp 9 để xét tuyển".

Bên cạnh đó, trong năm 2021, THPT FPT Hà Nội sẽ trao các suất học bổng từ 30% đến 100% học phí trong 3 năm học, giá trị cao nhất lên đến 195 triệu đồng.

Theo quy định ban hành, học sinh có thành tích tốt trong các cuộc thi về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, Khoa học kỹ thuật cấp thành phố, quốc gia và quốc tế đủ điều kiện đăng ký phỏng vấn học bổng của trường.

Học sinh cũng có thể tham gia kỳ thi săn học bổng của THPT FPT, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4.

Phụ huynh, học sinh xem thông tin chi tiết về thời gian xét tuyển và cơ hội học bổng tại đây.

Bên cạnh quy chế tuyển sinh giảm thiếu áp lực, trường THPT còn trao học bổng đến 100% học phí cho học sinh ưu tú. Ảnh: Trường THPT FPT Hà Nội.

Trường THPT FPT Hà Nội thành lập năm 2013, nằm trong khuôn viên rộng 30 ha của Tổ chức giáo dục FPT tại khu công nghệ cao Hoà Lạc, Thạch Thất, Hà Nội.

THPT FPT ra đời với mong muốn tạo ra môi trường cho học sinh phát triển cá nhân toàn diện, xác định đam mê và chuẩn bị kiến thức, kỹ năng, thái độ ứng xử, nền tảng văn hóa và tinh thần tự lập cho quá trình trưởng thành, trở thành sinh viên và công dân toàn cầu.

Môi trường FPT sẽ giúp học sinh rèn luyện tính tự lập trong các việc hàng ngày như: vệ sinh cá nhân, ăn ở, học tập, lập kế hoạch công việc, quản lý tài chính, điều hoà các mối quan hệ... Từ đó, học sinh có thể chủ động ra quyết định, định hướng chọn ngành, chọn trường cho chính bản thân.

Trường hoạt động theo mô hình nội trú với nhiều ưu thế như: thường xuyên đổi mới phương pháp dạy và học; tăng cường học tiếng Anh, giáo dục STEM; chú trọng phát triển kỹ năng toàn diện và hoạt động ngoại khoá đa dạng.

Địa chỉ: Trường THPT FPT, khuôn viên Trường Đại học FPT, Khu CNC Hoà Lạc, km 29, Đại lộ Thăng Long, Thạch Hoà, Thạch Thất, Hà Nội.

Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và  Nhân văn Địa chỉ: Tầng 3 (P.301-307) Nhà A - 336 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội Điện thoại: (84-4) 3 5588 603 - Fax: (84-4) 3 8587 202 Email: [email protected]

Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và  Nhân văn Địa chỉ: Tầng 3 (P.301-307) Nhà A - 336 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội Điện thoại: (84-4) 3 5588 603 - Fax: (84-4) 3 8587 202 Email: [email protected]

Sáng 21/8, học sinh, phụ huynh Trường Tiểu học Văn Khê, quận Hà Đông, Hà Nội ngơ ngác, háo hức đến trường để tham dự ngày hội Chào đón học sinh lớp 1 năm học 2024 - 2025. Trong tiết trời mát mẻ, nắng dịu tại đây, các em nhỏ thực sự đã trở thành "trung tâm" và bao quanh các em là ông bà, bố mẹ, thầy cô, bạn bè và các anh chị lớp lớn.

Chia sẻ với PV báo Dân Việt, chị Đoàn Thị Huyền Ngân, phụ huynh em Thiệu Mai Chi, học ở lớp 1A2, cho biết: "Tôi rất bất ngờ khi đến trường được trang trí lung linh, rực rỡ cờ, hoa. Học sinh được các cô đón từ cổng trường, trao mũ, cờ, ruy băng. Sau đó, con còn được các anh chị lớp lớn nắm tay hướng dẫn đi vào lớp. Mặc dù đến trường mới lạ lẫm nhưng con nhanh chóng hòa nhập cùng các bạn".

Chị Đặng Thị Mai Nga, có con là Nguyễn Tùng Anh, học lớp 1A6, hào hứng chia sẻ: "Tôi là phụ huynh có con vào lớp 1 lần đầu tiên nên cảm thấy rất vui, hãnh diện, hạnh phúc, yên tâm. Cô hiệu trưởng cùng tất cả giáo viên trong trường rất hân hoan, cẩn thận, trên tinh thần tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ cho các con từ ăn uống, học hành. Phụ huynh cũng được nhà trường mời họp và tham gia chuẩn bị trang trí cho lớp. Tối qua chúng tôi còn ở lại trang trí lớp đến 10 giờ đêm và chuẩn bị những món quà nhỏ đáng yêu cho các con. Con tôi vui lắm, dậy từ sáng sớm để cùng mẹ đến trường".

Phát biểu trong buổi lễ, cô Trần Thị Quyên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Văn Khê nhắn nhủ với các em học sinh: "Trong giờ phút gặp gỡ tươi vui này, cô Quyên biết các em cũng đang rất bồi hồi, xúc động và bỡ ngỡ. Các em hãy vui lên, hãy tự tin lên, vì bên cạnh các em ngày hôm nay còn có các thầy giáo cô giáo đầy tâm huyết, các thầy giáo cô giáo sẽ đồng hành cùng các em trong suốt 5 năm học dưới mái Trường Tiểu học Văn Khê yêu dấu. Chúng ta hãy cùng phấn đấu để trở thành con ngoan - trò giỏi – xứng đáng là cháu Bác Hồ kính yêu".

Học sinh khóc mếu tìm mẹ vì lạ lẫm được cô giáo đến bên dỗ dành. Ảnh: Tào Nga

Em nào cũng nở nụ cười tươi rói. Ảnh: Tào Nga

Học sinh tham gia trò chơi nhiệt tình theo hướng dẫn của MC. Ảnh: Tào Nga

Là năm đầu tiên giữ cương vị hiệu trưởng Trường Tiểu học Văn Khê, cô Trần Thị Quyên cho biết: "Ngày đầu đến trường luôn là kỷ niệm đẹp nhất với các em học sinh lớp 1. Vì vậy, nhà trường lên kế hoạch tổ chức ngày hội đón học sinh lớp 1 với tiêu chí ngắn gọn nhưng vui tươi, ấn tượng cho các em để khởi động cho năm học mới".

Học sinh và giáo viên khối 1. Ảnh: Tào Nga

Cô Trần Thị Quyên, hiệu trưởng Trường Tiểu học Văn Khê. Ảnh: Tào Nga

Theo cô Quyên, trước ngày hội diễn ra, ban giám hiệu, giáo viên và phụ huynh cùng họp trao đổi nội dung. Các em đến trường được trải nghiệm ngay từ cổng vào, được giáo viên chủ nhiệm đón trao cờ, mũ, bảng tên... Ngoài ra, chúng tôi thực hiện nội dung theo chương trình GDPT 2018, các em khối 4, 5 tận tay đón các em lớp 1 vào lớp.

Chúng tôi không tập dượt trước mà để các con đến trường tham gia hoạt động một cách tự nhiên nhất. Tôi cũng ngỡ ngàng khi các con lớp 1 biểu diễn văn nghệ rất tự tin, các em thì phía dưới cổ vũ nhiệt tình".

Cô Quyên chia sẻ thêm, ngày đầu tiên đến trường, các em được làm quen với bạn, cô giáo và trường lớp. Các cô sẽ hướng dẫn các em rửa tay đúng cách, xin phép ra vào lớp, phòng tâm lý, thư viện ngoài trời, nhà vệ sinh. Sau hôm nay, giáo viên sẽ làm công tác chủ nhiệm lớp, ăn bán trú, chuẩn bị sách giáo khoa, thiết bị trường học...

Học sinh làm quen với giáo viên và các bạn trong lớp. Ảnh: Tào Nga

Học sinh lớp 1 đến trường năm học mới. Ảnh: Tào Nga

"Lo lắng, hồi hộp cũng là tâm trạng chung của bậc phụ huynh vì không biết con đến trường thế nào. Thực tế có em hào hứng nhưng cũng có em khóc, không muốn đến trường. Nhiệm vụ của giáo viên, nhà trường là tạo không khí ấm áp, gần gũi để các em không bị choáng ngợp, bỡ ngỡ. Đặc biệt, thời gian này nhà trường tuyệt đối không dạy trước chương trình. Giáo viên cũng thường xuyên trao đổi với phụ huynh để cha mẹ và học sinh không bị áp lực khi bước vào lớp 1", cô Quyên nói.