Nếu bạn đã từng giao dịch với iVIVU, vui lòng nhập số điện thoại hoặc email đã giao dịch để tích điểm và nhận các ưu đãi hấp dẫn
Thành tích học sinh Summit Hồ Chí Minh
Khu Công nghệ cao TP.HCM là nơi tập trung các công ty công nghệ cao như Intel (USA), Nidec (Japan), … và các trung tâm nghiên cứu khoa học, kỹ thuật hiện đại. Trung tâm (campus) đào tạo và nghiên cứu của trường ĐH FPT tại đây rộng hơn 22 ngàn m2, nổi bật với kiến trúc độc đáo, được thiết kế bởi kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa, được đánh giá là campus xanh độc đáo bậc nhất TP.HCM.
Campus hướng tới sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người, giúp giảng viên, nghiên cứu viên và sinh viên có môi trường học tập, nghiên cứu, làm việc trong lành.
Với sân trong rộng thêm thang, là nơi tụ tập, tổ chức các sự kiện ngoài trời. Không gian xanh mát, gần gũi với thiên nhiên khiến nhiều bạn trẻ thốt lên: “Campus trông như resort!”
Mỗi phòng học từ 15 – 30 người học nhằm tăng khả năng tương tác giữa thầy và trò, cơ vật chất trang bị đầy đủ cho việc đào tạo và nghiên cứu.
Lớp học luôn thu hút được sự hăng say, yêu thích của người học với những buổi thuyết trình, phản biện, teamwork để tìm và giải quyết vấn đề .
Phòng thực hành của hệ thống nhúng (ngành Kỹ thuật phần mềm).
Phòng thực hành những môn LAB – bài thực hành với các môn C, Java, Desktop Java và Web Java của khối CNTT.
Phòng thực hành Thiết kế đồ họa
Thư viện nằm tại tầng 1 của tòa nhà với không gian rộng rãi, yên tĩnh, trở thành địa điểm quen thuộc để cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên, người học có thể trau dồi thêm kiến thức, thư giãn hay tập trung nghiên cứu học thuật.
Thư viện tại đây hiện có hơn 26 ngàn bản sách in, hơn 80 ngàn tài liệu điện tử. Các hình thức tài liệu cũng phong phú như sách in, ebook, báo–tạp chí, video, CD/DVD… Thư viện thường xuyên cập nhật giáo trình, tài liệu tham khảo về các lĩnh vực như công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tâm lý, kỹ năng sống,… phù hợp nhu cầu học tập nghiên cứu cũng như phát triển kỹ năng mềm.
Sân bóng đá cỏ nhân tạo nằm phía sau Tòa nhà, đây là nơi thể hiện tình yêu với môn thể thao vua.
Sân trường là nơi diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn.
Kính gửi Quý khách hàng, Tổng Lãnh sự quán Hungary tại TP.HCM chấp nhận đơn xin thị thực ngắn hạn (C) và dài hạn (D) thông qua công ty VFS Global từ ngày 15 tháng 10 năm 2024. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập: https://visa.vfsglobal.com/vnm/en/hun/. Có thể đặt lịch hẹn từ ngày 15 tháng 10 năm 2024 trở đi thông qua trang web sau: https://visa.vfsglobal.com/vnm/en/hun/book-an-appointment..
Sự xâm lăng của thực dân Pháp ở Việt Nam vào giữa thế kỷ XIX đã tạo ra sự gắn kết giữa nước Pháp - một cường quốc châu Âu và Việt Nam - một đất nước nhỏ bé ở vùng Đông Nam châu Á. Mối quan hệ giữa kẻ xâm lược và người bị xâm lược đã buộc những người Việt Nam yêu nước, trong đó có Hồ Chí Minh, phải đấu tranh chống thực dân Pháp. Lịch sử đã tạo ra sự gắn kết đặc biệt giữa nước Pháp và Hồ Chí Minh. Mối quan hệ ấy đã tác động mạnh mẽ đến cuộc đời, sự nghiệp Hồ Chí Minh cũng như lịch sử của hai dân tộc trong thế kỷ XX đầy biến động.
Trong “cuộc đời cách mạng oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ”(1) của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nước Pháp là một địa chỉ hết sức đặc biệt. Sự tác động của nước Pháp đến cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh vô cùng phong phú nhưng nổi bật nhất là một số khía cạnh sau đây.
Đầu tiên cần khẳng định: Nước Pháp đã “nằm sâu” trong suy tư của Nguyễn Tất Thành và là nơi đầu tiên Người đặt chân đến trong hành trình cứu nước.
Nguyễn Tất Thành sinh ra, lớn lên khi Việt Nam đã là thuộc địa của thực dân Pháp và các phong trào giải phóng dân tộc, dù liên tiếp diễn ra, kết cục đều thất bại. Sự bế tắc về đường lối đã làm câu hỏi về con đường cứu nước trở thành nỗi suy tư của hàng triệu con người Việt Nam yêu nước. Từ thực tế đau thương của dân tộc, đối với Nguyễn Tất Thành, nước Pháp hiển hiện qua “gương mặt” của kẻ xâm lược, kẻ cai trị bạo tàn.
Tuy nhiên, qua trường học và sách vở, Người lại biết đến một nước Pháp hoàn toàn khác: Quê hương của Đại cách mạng với tư tưởng “tự do, bình đẳng, bác ái”, “kinh đô ánh sáng”, biểu trưng của văn minh nhân loại. Vì sao một nước nước Pháp mà lại có “hai gương mặt”? Vì sao văn minh, nhân đạo và dã man, bạo tàn lại cùng tồn tại song hành ở đó? Vì sao Pháp giương cao ngọn cờ tự do, bình đẳng mà lại chà đạp nên quyền tự do, bình đẳng của dân tộc khác? Không thể tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho những câu hỏi đó nếu chỉ ở Việt Nam; cho nên, Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi ra nước ngoài để xem cho rõ.
Khác với các bậc tiền bối, Người không dừng lại ở châu Á đang bị phương Tây sâu xé mà muốn sang Pháp, muốn “làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy”(2). Ẩn sâu trong sự lựa chọn này là một suy tính khoa học mang dấu ấn của một thiên tài. Rõ ràng mục đích ra đi là để tìm đường cứu nước nhưng muốn thắng được kẻ thù thì phải hiểu kẻ thù ở nơi sào huyệt của nó và phải thắng nó bằng sức mạnh của tri thức, sức mạnh của thời đại chứ không đơn thuần bằng lòng yêu nước và chí căm thù.
Chính sự nhạy cảm với cái mới đã thúc giục Nguyễn Tất Thành tìm đến nơi có trình độ phát triển cao hơn để học hỏi. Không chỉ là một quốc gia tư bản phát triển, Pháp còn là một nước đế quốc có diện tích thuộc địa rộng gấp 19 lần diện tích của mình. Ở Pháp, Nguyễn Tất Thành vừa có thể tìm hiểu bản chất của chế độ tư bản, sức mạnh của văn minh phương Tây, vừa biết rõ các dân tộc trong khối thuộc địa của Pháp có đời sống ra sao?, họ đã chống chủ nghĩa thực dân như thế nào?, để từ đó, tìm ra câu trả lời về con đường cứu nước. Với suy tính sâu xa như thế, Nguyễn Tất Thành đã xuống tàu sang Pháp và ngày 6.7.1911, Người đặt chân đến cảng Mácxây. Bằng một nghị lực phi thường, Người đã đến được nơi cần phải đến.
Không chỉ là điểm đến đầu tiên, nước Pháp, cụ thể là Pari, là nơi đã diễn ra nhiều sự kiện lớn trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc.
Sau chuyến đi vòng quanh châu Phi và thời gian sống ở Mỹ, ở Anh, cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở về Pari. Quyết định này cũng là một sự suy tính đúng đắn vì ở đây, Người không chỉ có cơ hội hiểu rõ hơn về thực dân Pháp, về chính trường quốc tế mà còn được gần gũi cộng đồng người Việt và dễ nhận được tin tức từ Tổ quốc. Nếu trong giai đoạn 1911-1917, Nguyễn Tất Thành mới “để tâm” quan sát, phân tích, chiêm nghiệm về thế giới tư bản thì khi về Pháp, Người bắt đầu tham gia hoạt động chính trị. Người đã gia nhập Đảng Xã hội Pháp (đầu năm 1919), đấu tranh cùng giai cấp công nhân Pháp và thường xuyên tham gia các buổi sinh hoạt của câu lạc bộ Phôbua - nơi diễn ra các cuộc thảo luận về mọi vấn đề. Nhờ đó, tri thức, kinh nghiệm đấu tranh của Người được gia tăng nhanh chóng.
Cũng ở Pari, Nguyễn Tất Thành đã tham gia và trở thành “linh hồn” của Nhóm những người Việt Nam yêu nước (Groupedes patriotes annamites) tại Pháp. Tháng 6.1919, Người đã xuất hiện trên chính trường nước Pháp với cái tên Nguyễn Ái Quốc khi thay mặt nhóm người Việt Nam yêu nước gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxay. Từ đây, Người trở thành niềm hy vọng của đông đảo những người Việt Nam yêu nước, nhưng cũng là “cái gai” đối với chính quyền Pháp.
Muốn cứu nước thì trước hết phải có đường lối và ở ngay Pari, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước khi đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin (tháng 7.1920). Luận cương Lênin đã giúp Nguyễn Ái Quốc hiểu rằng: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác, ngoài con đường cách mạng vô sản. Pari chứng kiến giọt nước mắt hạnh phúc của con người đã tìm ra con đường mà dân tộc Việt Nam vô vọng tìm kiếm trong hơn nửa thế kỷ.
Pháp cũng là nơi chứng kiến bước ngoặt lớn trong cuộc đời cách mạng của Nguyễn Ái Quốc khi tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, Người trở thành người đồng sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (30.12.1920) và người cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Về sự kiện này, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy thật lạ lùng là một người Việt Nam trẻ tuổi, vừa đến Thủ đô Pari không bao lâu, đã thâm nhập ngay được vào đời sống chính trị tại đó, làm những việc cực kỳ quan trọng đối với dân tộc mình, đối với các dân tộc thuộc địa và góp phần hình thành chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân Pháp”(3).
Không chỉ là thành viên sáng lập, Nguyễn Ái Quốc còn tỏ rõ uy tín, ảnh hưởng trong Đảng khi được dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất (tháng 12.1921), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai (tháng 10.1922) của Đảng Cộng sản Pháp và thuyết phục Đại hội quan tâm đến vấn đề thuộc địa. Người đã tham gia soạn thảo “Lời kêu gọi những người bản xứ ở các thuộc địa” và khi Ban nghiên cứu thuộc địa được thành lập, Người được cử là trưởng Tiểu ban nghiên cứu về Đông Dương.
Cũng trong thời gian hoạt động ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc từng bước trở thành người lãnh đạo phong trào giải phóng các dân tộc thuộc địa. Sự ra đời của Hội Liên hiệp thuộc địa (tháng 7.1921) và báo Người cùng khổ (Le Paria) mà Nguyễn Ái Quốc là thành viên sáng lập ở ngay Thủ đô của nước Pháp, đã mở ra giai đoạn đấu tranh có tổ chức, có sự liên kết lực lượng của các dân tộc bị áp bức. Việc Hội Liên hiệp thuộc địa ngừng hoạt động (tháng 6.1926), báo Người cùng khổ bị “đình bản” sau khi Nguyễn Ái Quốc rời Pháp (tháng 6.1923), đã gián tiếp khẳng định vai trò rất lớn của Nguyễn Ái Quốc đối với tổ chức này.
Cũng ở nước Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã bắt đầu sự nghiệp báo chí cách mạng nhằm đấu tranh trực diện với thực dân Pháp và kêu gọi sự ủng hộ của nhân dân Pháp. Báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp ra ngày 2.8.1919 đã đăng bài viết đầu tiên của Người với tiêu đề “Vấn đề dân bản xứ”. Các tờ báo của Đảng Xã hội và Đảng Cộng sản Pháp như Nhân đạo (L Humanité), Dân chúng (Le Populaire), tạp chí Cộng sản (La Revue Communiste) đã thường xuyên đăng tải các bài viết của Người về tội ác man rợ của “công cuộc khai hóa giết người” mà những kẻ thực dân đang tiến hành ở các thuộc địa của Pháp.
Không chỉ tích cực hoạt động cách mạng, những năm tháng ở Pháp cũng là thời gian Nguyễn Ái Quốc tích cực học tập, tích lũy tri thức chính trị. Người không chỉ học trong cuộc sống, trong sự cọ sát nóng bỏng của các buổi thảo luận chính trị mà còn tự đi sâu nghiên cứu lý luận. Bằng chứng là, trong báo cáo của mật thám Pháp đề ngày 10.12.1919 có câu: “Ông ta (tức Nguyễn Ái Quốc - tác giả chú thích) dành cả ngày để học hỏi, đọc tất cả những sách bằng tiếng nước ngoài đã đề cập đến Đông Dương”(4). Một báo cáo khác của mật thám Pháp viết vào tháng 3.1920 còn khẳng định: “Hiện thời Quốc đang dịch một đoạn L’Esprit des Loi (Tinh thần Luật pháp) của Môngtexkiơ sang quốc ngữ”(5). Với sự nỗ lực phi thường, từ một người không phân biệt được thế nào là đảng, thế nào là công đoàn, Quốc tế II khác Quốc tế III ở chỗ nào, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành nhà lý luận mácxit lỗi lạc.
Nhìn chung, nước Pháp với các thiết chế dân chủ như tự do hội họp, tự do đảng phái, tự do ngôn luận… đã mang lại cho Nguyễn Ái Quốc điều kiện thuận lợi để tham gia vào các hoạt động chính trị. Chính Người thừa nhận: “Bảo vệ Tổ quốc, tố cáo những tội ác của thực dân, ở Pháp điều đó không phải là phạm tội, dù ở Đông Dương đó là một tội đáng tử hình. Nhiều người Việt Nam yêu nước đã bị chém đầu vì những nguyên cớ nhẹ hơn những việc ông Nguyễn đã làm”(6).
Sau này, Người còn đúc kết: “Tôi học cách mạng không phải ở Mátxcơva, mà ở chính đây, ngay tại Pari, thủ đô của tự do, bình đẳng và bác ái”(7). Rõ ràng là, thời kỳ ở Pháp (1917-1923) đã để lại dấu ấn rất sâu đậm trong cuộc đời hoạt động của nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc. Khi mới đến nước Pháp, Nguyễn Tất Thành là người thanh niên yêu nước chưa có khuynh hướng chính trị; khi rời nước Pháp, ở tuổi 33, Người đã là Nguyễn Ái Quốc - một người cộng sản có tiếng tăm, người đứng đầu phong trào giải phóng các dân tộc bị áp bức và chuyên gia về vấn đề thuộc địa.
Không chỉ là nơi rèn luyện để trở thành “nhà cách mạng chuyên nghiệp”, nước Pháp còn là nơi diễn ra chuyến công du quốc tế đầu tiên của Hồ Chí Minh với tư cách là nguyên thủ quốc gia của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong điều kiện chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa được quốc gia nào công nhận, việc Hồ Chí Minh sang Pháp với tư cách là “thượng khách của nước Pháp” và được đón tiếp theo nghi lễ dành cho nguyên thủ quốc gia, đã gián tiếp khẳng định vị thế hợp hiến của Việt Nam. Trong gần 100 ngày trên đất Pháp, Người đã có hơn 400 cuộc tiếp xúc với các thành viên của chính phủ Pháp, các đại diện của các đảng phái, các nhà hoạt động văn hóa, các phóng viên báo chí và bà con Việt Kiều để hậu thuẫn cho hội nghị Phôngtennơblô. Trong chuyến đi này, Người không chỉ kết nối lại mối quan hệ gắn bó với ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Pháp mà còn làm cho đông đảo nhân dân Pháp và nhân dân thế giới hiểu rõ khát vọng độc lập, lòng yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam.
Với tư duy chính trị sắc bén, trước một nước Pháp với những xu hướng chính trị rất khác nhau, Hồ Chí Minh đã có quan điểm và cách xử thế hết sức linh hoạt.
Thứ nhất, Hồ Chí Minh kiên quyết lên án chủ nghĩa thực dân Pháp và sự xâm lược của Pháp ở Việt Nam. Khi còn hoạt động ở Pháp, thông qua báo chí và các diễn đàn công khai, Người đã tìm mọi cách để nhân dân Pháp và nhân dân thế giới hiểu rằng, bọn thực dân đã lợi dụng tên tuổi và danh dự của nước Pháp để gây lên những tội ác man rợ ở các thuộc địa. Với những bằng chứng xác thực, Người kết luận: “Mọi chế độ thực dân đế quốc đều tiêu diệt hết các nòi giống bản xứ, muốn cứu vãn những nòi giống này, ta phải lật đổ chủ nghĩa đế quốc”(8). Thái độ đấu tranh không khoan nhượng của Nguyễn Ái Quốc đã làm trùm mật thám Paul Arnoux dự cảm: “Con người thanh niên mảnh khảnh và đầy sức sống này có thể là người đặt cây chữ thập cáo chung lên nền thống trị của chúng ta ở Đông Dương”(9). Trên thực tế, Nguyễn Ái Quốc không chỉ là người kết án chủ nghĩa thực dân Pháp mà còn là người làm cho chủ nghĩa thực dân sụp đổ trên quy mô toàn thế giới.
Thứ hai, Nguyễn Ái Quốc đã giúp Đảng Cộng sản Pháp hình thành chính sách đúng đắn về vấn đề thuộc địa. Thực dân Pháp đã dùng mọi cách để “tô vẽ” cho chế độ thuộc địa; chúng thường nói về sự khai thác thuộc địa như nói về “ân sủng khai hóa”, truyền bá văn minh của nước Pháp đối với các dân tộc lạc hậu. Vì thế, phần lớn người Pháp đều chưa hiểu rõ sự vô nhân đạo của chế độ thuộc địa. Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc đã luôn tìm cách “thức tỉnh”, thúc giục Đảng Cộng sản Pháp nói riêng, các đảng Cộng sản Tây Âu nói chung, thực thi trách nhiệm giúp đỡ phong trào giải phóng ở các thuộc địa. Người còn nhấn mạnh, sự giúp đỡ này phải mang tính thiết thực, cụ thể chứ không được dừng ở sự cảm thông chung chung hay chỉ nằm trong nghị quyết.
Sự quyết liệt, kiên trì và uy tín lớn của Nguyễn Ái Quốc đã từng bước làm thay đổi chính sách của Đảng Cộng sản Pháp về vấn đề Đông Dương. Năm 1927, đồng chí Macxen Casanh đã tuyên bố ở Nghị viện: “Chúng tôi muốn các ông (tức chính phủ Pháp - tác giả chú thích) để cho Đông Dương được tự do và độc lập như họ đòi hỏi... Không nên chờ đến lúc họ dùng đến sức mạnh để đẩy các ông đi”(10).
Không chỉ bí mật vận chuyển tài liệu tuyên truyền vào Đông Dương, khi phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh bị thực dân Pháp đàn áp, Đảng Cộng sản Pháp đã thành lập Ủy ban đòi thả những người Đông Dương. Khi chiến tranh Việt - Pháp bùng nổ, Đảng Cộng sản Pháp đã đứng đầu phong trào phản chiến ở nước Pháp. Sau này, Đảng cộng sản Pháp thừa nhận: Nguyễn Ái Quốc là người mở ra truyền thống chống chủ nghĩa thực dân của Đảng Cộng sản Pháp và là một trong những người thầy của Đảng Cộng sản Pháp về vấn đề thuộc địa(11).
Thứ ba, Nguyễn Ái Quốc luôn coi trọng mối quan hệ với Đảng Cộng sản Pháp. Là một trong những người đồng sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc có mối quan hệ thân thiết với các “yếu nhân” của Đảng Xã hội và Đảng Cộng sản Pháp như Macxen Casanh (Marcel Cachin) - chủ nhiệm báo Nhân đạo, Pôn Vayăng Cutuyrie (Paul Vaiillant Couturier) - nghị sỹ Quốc hội Pháp, Leo Pondex (Leo Poldes) - chủ nhiệm câu lạc bộ Phơbua, Giắc Duyclô (Jacques Duclos) - Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản và phó Chủ tịch Quốc hội Pháp, Gátxtông Môngmutxô (Gaston Monmousseau) - chủ nhiệm báo Đời sống công nhân, Phrăngxoa Biu (Prancois Billoux) - ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Pháp, chủ nhiệm tờ báo Nước pháp mới… Các đồng chí đó đã giúp Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng Xã hội Pháp, nâng cao tri thức chính trị; đã dạy Nguyễn Ái Quốc viết báo và sử dụng báo chí trong cuộc đấu tranh cách mạng; đã luôn bảo vệ Nguyễn Ái Quốc trước sự tấn công của chính quyền thực dân…
Khi Nguyễn Ái Quốc bị bắt ở Hồng Kông, Macxen Casanh đã cho đăng trên báo Nhân đạo bài viết Nhà cách mạng Việt Nam - Nguyễn Ái Quốc để kẻ thù đế quốc không thể thủ tiêu Người. Đảng Cộng sản Pháp cũng đã tiến hành cuộc vận động để giải cứu và đồng chí Pôn Vayăng Cutuyrie đã trực tiếp liên lạc với Quốc tế Cộng sản để đưa Nguyễn Ái Quốc trở về Liên Xô. Năm 1945, khi sang Pháp đàm phán, Hồ Chí Minh đã rất tin tưởng vào sự ủng hộ của Đảng Cộng sản Pháp. Trên thực tế, Đảng Cộng sản Pháp không chỉ hết lòng giúp đỡ phái đoàn của ta cả về vật chất và tinh thần mà còn tạo sức ép để những kẻ có “đầu óc thực dân” không thể hãm hại Hồ Chí Minh, ngay cả khi cuộc đàm phán tại Phôngtennơblô tan vỡ.
Ân tình sâu nặng của những người Cộng sản Pháp luôn được Nguyễn Ái Quốc khắc ghi. Vì thế, dù đi khỏi nước Pháp, Người vẫn gắn bó chặt chẽ với Đảng Cộng sản Pháp. Bằng chứng là khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã nhấn mạnh trong Chính cương thành lập Đảng là phải đoàn kết với giai cấp vô sản Pháp; Người cũng luôn suy nghĩ “làm cách nào để sự hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp thực sự có hiệu quả”(12). Khi trở lại Pháp với tư cách nguyên thủ quốc gia, Người thường gặp gỡ những người bạn chiến đấu thân thiết của mình và luôn nhắc đến người bạn đã “qua đời” từ hàng chục năm trước. Tại Đại hội III của Đảng Lao động Việt Nam, Người đã nói: “Chúng ta cũng thành thực tỏ lòng biết ơn các đảng anh em khác, nhất là Đảng Cộng sản Pháp, đã tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta”(13). Mối quan hệ mật thiết giữa Hồ Chí Minh với những người cộng sản Pháp chính là hình mẫu của tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung.
Thứ tư, sau Cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh đã kiên trì kêu gọi chính phủ Pháp tôn trọng nền độc lập của Việt Nam và luôn mong muốn hợp tác bình đẳng với nước Pháp. Để giải quyết xung đột Việt - Pháp, Hồ Chí Minh đã kiên trì đàm phán. Người chấp nhận ký Hiệp định sơ bộ (ngày 6.4.1946) với điều khoản “Việt Nam là quốc gia tự do” trong khối Liên hiệp Pháp. Người đã tiến hành một chuyến thăm ngoại giao (có lẽ dài nhất trong lịch sử nhân loại) để thuyết phục chính phủ Pháp tôn trọng nền độc lập của Việt Nam.
Người luôn tuyên bố: Việt Nam đòi độc lập nhưng độc lập không có nghĩa là đoạn tuyệt, cách ly với nước Pháp; ngược lại, Việt Nam sẵn sàng ưu đãi cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế và văn hóa nhưng Pháp phải thừa nhận, tôn trọng nền độc lập của Việt Nam. Người chân thành bày tỏ: “Lòng mong ước mạnh nhất của tôi, sự quan tâm nhất của nước Cộng hòa Việt Nam, nguyện vọng tha thiết nhất của dân tộc Việt Nam là thực hiện được tình thân thiện Pháp - Việt”(14).
Người còn nhấn mạnh: Việt Nam cần nước Pháp, nước Pháp cũng cần Việt Nam nhưng chỉ có lòng tin cậy lẫn nhau và sự cộng tác bình đẳng, thật thà mới đem lại kết quả tốt cho cả hai nước. Nỗ lực đẩy lùi chiến tranh giữa hai nước, Người ký tiếp bản Tạm ước Việt - Pháp 14.9.1946 với việc chấp nhận nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế và văn hóa. Yêu chuộng hòa bình nên Người đã nhân nhượng nhưng đó là sự “nhân nhượng có giới hạn”. Người nói rõ: Dân tộc Việt Nam tuyệt đối không muốn có một cuộc chiến tranh “huynh đệ tương tàn” với người Pháp nhưng khi buộc phải tiến hành thì nhân dân Việt Nam cũng sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ quyền được sống trong độc lập, tự do. Khi chiến tranh đã xảy ra, Người tuyên bố: “Nước Việt Nam có thể bị tàn phá, nhưng nước Việt Nam sẽ lại hùng mạnh hơn sau cuộc tàn phá đó. Còn nước Pháp chắc chắn sẽ mất hết và sẽ biến hẳn khỏi cõi Á châu”(15).
Sự thật đã diễn ra đúng như sự cảnh báo của Người. Do từ chối thiện chí hòa bình cùng những đề nghị hợp lý, hợp tình của Hồ Chí Minh mà nước Pháp đã “sa lầy” vào cuộc chiến tranh phi nghĩa và bị thảm bại. Đáng nói là, dù là người chiến thắng nhưng Hồ Chí Minh tuyệt đối không tỏ ra cao ngạo. Khi gặp lại Jean Sainteny - Tổng đại diện của Chính phủ Pháp vào tháng 10.1954, Người đã chân thành nói: Chúng ta đã đánh nhau một cách đàng hoàng, thẳng thắn trong suốt 8 năm nhưng bây giờ chiến tranh đã kết thúc, chúng ta sẽ cùng nhau thỏa thuận, hợp tác(16). Ý nguyện hợp tác bình đẳng với Pháp là điều không thay đổi trong tâm thức của Người. Từ quan hệ Việt - Pháp, Người đã rút ra chân lý: Dùng văn minh mà chinh phục người ta thì bền vững hơn dùng đại bác; chỉ có hòa bình, hợp tác mới đưa các dân tộc đến sự phồn vinh.
Thứ năm, Hồ Chí Minh thực lòng yêu mến nước Pháp, yêu mến nhân dân Pháp và coi trọng nền văn hóa Pháp. Vượt lên “chủ nghĩa duy tình” kiểu phương Đông, dù rất căm thù chủ nghĩa thực dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc vẫn nhận ra một nước Pháp khác - “nước Pháp của tinh thần tự do, bình đẳng và bác ái”. Trước tội ác man rợ của thực dân Pháp ở Đông Dương, Người từng viết: “Ôi! Nước Pháp đau khổ! Đông Tây đau khổ! Nhân loại đau khổ”(17). Trong tiếng kêu thương đó, Người đã dành sự thương xót đầu tiên cho nước Pháp bởi chủ nghĩa thực dân tàn bạo đã hủy hoại uy danh của một dân tộc văn minh, đã biến những người Pháp có tiếng là hào hoa, lịch lãm trở thành những kẻ giết người. Ẩn trong nỗi xót xa đó là một tình yêu, ngưỡng mộ dành cho một nước Pháp với những giá trị nhân bản.
Nguyễn Ái Quốc cũng không bao giờ “đánh đồng” nhân dân Pháp và bọn thực dân Pháp. Ngay khi đặt chân đến Pháp, Người đã nhận ra, người Pháp trên đất Pháp tốt hơn, lịch sự hơn những tên thực dân Pháp ở Đông Dương. Người tuyên bố: “Đừng nói là xứ Đông Dương bị nước Pháp ngược đãi, mà phải nói là nó bị những người Pháp xấu sống bám vào nó ngược đãi; hai việc đó không phải là một”(18). Rất yêu mến và tin tưởng vào nhân dân Pháp nên trước khi sang Liên Xô, Người đã căn dặn các đồng chí trong Hội Liên hiệp thuộc địa: “Trong cuộc chiến đấu của chúng ta, chúng ta không cô độc,… vì những người Pháp dân chủ, những người Pháp chân chính, đứng bên cạnh chúng ta”(19). Con người đứng đầu cuộc chiến tranh không khoan nhượng với thực dân Pháp đã tuyên bố: “Tôi yêu Tổ quốc và đồng bào tôi, tôi cũng yêu nước Pháp và nhân dân Pháp”. Chống ách cai trị của thực dân Pháp nhưng không chống nước Pháp và luôn coi nhân dân Pháp là bạn - đó là tư duy chính trị rất tường minh.
Là một nhà văn hóa đích thực, Hồ Chí Minh rất coi trọng nền văn hóa Pháp. Người tìm thấy trong văn học Pháp một chủ nghĩa nhân đạo cao cả, trong triết học Pháp tư tưởng đề cao con người. Tư tưởng dân chủ và tự do, bình đẳng, bác ái của Đại cách mạng Pháp còn được Người tái hiện trong bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người từng tâm sự với một nhà văn hóa Pháp: “Một dân tộc như dân tộc Pháp của ông, một dân tộc đã đem lại cho thế giới nền văn học của tự do, sẽ luôn luôn thấy ở chúng tôi những người bạn”(20). Người đã luôn nhấn mạnh, nhân dân Việt Nam chiến đấu vì chính những lý tưởng dân chủ mà Pháp là người đề xướng. Tiếp nhận văn hóa Pháp để chống lại thực dân Pháp, dùng các giá trị của văn hóa phương Tây để bảo vệ quyền dân tộc chính đáng... là bản lĩnh và nét tinh tế của nhà văn hóa Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh từng nói: “Một năm khởi đầu bằng mùa xuân, một đời khởi đầu bằng tuổi trẻ”. Tuổi trẻ Hồ Chí Minh là những năm tháng vật lộn để tìm kiếm chân lý thời đại và con đường giải phóng dân tộc. Trong “sào huyệt” của kẻ thù và cũng là trung tâm chính trị lớn của thế giới, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã trở thành Nguyễn Ái Quốc - người cộng sản và chiến sỹ quốc tế đấu tranh cho tự do. Nơi ấy cũng đã diễn ra chuyến công du quốc tế đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh với thông điệp “Hòa bình”.
Ở bất kỳ vai trò nào, trong bất cứ thời điểm nào, con người ấy đều hết lòng chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng nhân loại và không ngừng vun đắp cho tình đoàn kết giữa hai Đảng, tình hữu nghị giữa hai dân tộc. Con người ấy đã trở thành một phần quan trọng của lịch sử nước Pháp và nước Pháp mãi mãi là nơi lưu giữ những kỷ niệm về thời trai trẻ của bậc vĩ nhân. Ở nơi đó, hiện có khoảng 45 điểm di tích lưu giữ các hiện vật, tư liệu quý giá liên quan đến hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh(21).
Nơi Người từng sinh sống - ngôi nhà số 9, ngõ Compoint, thủ đô Pari hiện vẫn có tấm biển ghi rõ: “Tại đây, từ năm 1921 đến năm 1923, Nguyễn Ái Quốc được biết đến dưới tên gọi Hồ Chí Minh đã sống, chiến đấu cho độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam và các dân tộc bị áp bức khác”. Dù được mệnh danh là người “đánh đắm cả chế độ thực dân Pháp” nhưng trên bức tường vẽ chân dung của “những người làm nên thế kỷ XX”, nụ cười Hồ Chí Minh vẫn tỏa sáng ở giữa thủ đô Pari tráng lệ và trong niềm kính trọng vô hạn của nhân loại tiến bộ./.
_______________________________
(1) Điếu văn của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, trong Hồ Chí Minh toàn tập (2011), Nxb. CTQG, H., T.15, tr. 626.
(2), (17), (18), (19) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Nxb. CTQG, H., T.1, tr.461,67, 24, 208.
(3) Phạm Văn Đồng (2012), Hồ Chí Minh - Tinh hoa và khí phách của dân tộc, Nxb. CTQG, H., tr.161.
(4), (5) Thu Trang (2000), Nguyễn Ái Quốc ở Pari, Nxb. CTQG, H., tr.78, 111.
(6) Trần Dân Tiên (2015), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. CTQG, H., tr. 66.
(7) Học viện Chính trị quốc gia Hò Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (2016), Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, Nxb. CTQG, H., T.3, tr.272.
(8) Hồ Chí Minh (2011), Sđd, T.2, tr.120.
(9) Hồng Hà (1999), Thời thanh niên của Bác Hồ, Nxb. Thanh niên, H., tr.80.
(10) Alanh Ruytxiô (1980), Tình đoàn kết chiên đấu vô sản Việt - Pháp, Nxb. Thông tin lý luận, H., tr.80.
(11) Charles Fourniau (1970), Hồ Chí Minh, đồng chí của chúng ta, Nxb. Xã hội, Pari, tr.31.
(12) Hồ Chí Minh (2011), Sđd, T.3, tr. 26.
(13) Hồ Chí Minh (2011), Sđd, T.12, tr.672.
(14) Hồ Chí Minh (2011), Sđd, T.4, tr. 309.
(15) Hồ Chí Minh (2011), Sđd, T.5, tr.24.
(16) Xem Jean Saintyny (2004), Câu chuyện về một nền hòa bình bị bỏ lỡ, Nxb. Công An nhân dân, tr. 409-410.
(20) Hữu Ngọc (2006), Phác thảo chân dung văn hóa Pháp, Nxb. Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, tr.22.
(21) https://hochiminh.vn/tu-tuong-dao-duc-ho-chi-minh/ nghien-cuu-tu-tuong-dao-duc-ho-chi-minh/ho-chi-minh-nguon-cam-hung-bat-tan-ve-cach-mang-va-van-hoa-2784.