Sơn Thái Dương xuất hiện trên thị trường vào năm 2010, nổi bật với dòng sơn mang thương hiệu TIP chuyên dùng trên bề mặt nhựa, gỗ, sơn trang trí dùng trong xây dựng. Ngay từ khi thành lập doanh nghiệp, TGĐ Tạ Văn Thành đã xác định phương châm “Lấy lợi ích của khách hàng làm mục tiêu”, do đó Thái Dương Paint chú trọng đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại hoàn toàn tự động được nhập từ châu Âu kết hợp với áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn: ISO 9001.
CHÙA DIỆU PHÁP LIÊN HOA, ANAHEIM, CALIFORNIA, HOA KỲ.
Chùa Diệu Pháp Liên Hoa được Thượng tọa Thích Liễu Nguyên thành lập tại thành phố Anaheim, tiểu bang California vào ngày 21 tháng 10 năm 2019 trên diện tích 7.000 square feet. Anaheim là thành phố có diện tích lớn nhất ở Orange County (Quận Cam) thuộc miền Nam California, cách thành phố Los Angeles 28 dặm về phía Đông Nam. Chùa nằm ngay khu trung tâm thành phố Anaheim, bên cạnh công viên giải trí Disneyland nổi tiếng thế giới. Chùa mang tên “Diệu Pháp Liên Hoa” là tên bộ kinh Đại thừa quan trọng, thường gọi tắt là kinh Pháp Hoa, được lưu truyền rộng rãi ở Á Đông.
Chùa có chánh điện, tổ đường và hội trường (200 người). Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Hương án chính thờ tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng. Tượng đức Phật Thích Ca được tạo tác bằng đá ép của Italia. Hai tượng Bồ tát được tạo tác bằng fiberglass ở Đài Loan. Bàn thờ phía trước tôn trí bộ tượng Tây Phương Tam Thánh (Đức Phật A Di Đà, Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí). Chùa còn tôn trí một số pho tượng khác như: tượng Đức Phật Thích Ca (Thái Lan), Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn, Bồ tát Quán Thế Âm Tự Tại, Bồ tát Đại Hạnh Phổ Hiền… Ở trần nhà Phật điện, chùa gắn hai cây đèn led (công nghệ mới) của Nhật Bản, lung linh rực rỡ sắc màu! Lễ An vị Phật được chùa tổ chức trang nghiêm vào ngày 24 tháng 01 năm 2020 dưới sự Chứng minh và Chủ lễ của Hòa thượng Thích Như Minh, Viện chủ Chùa Việt Nam, Los Angeles.
Ở sân trước, chùa tôn trí lộ thiên bộ tượng Tây Phương Tam Thánh (Di Đà Tam Tôn) được tạo tác bằng đá trắng ở Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, Việt Nam. Chùa đã cử hành Lễ An vị chư Phật, Bồ tát vào ngày 12 tháng 3 năm 2020, nhân ngày vía Đức Bồ tát Quán Thế Âm (19 tháng 02 âm lịch). Chùa có vườn hoa đẹp!
Thượng tọa trú trì Thích Liễu Nguyên quê ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam. Thượng tọa xuất thân trong một gia đình thâm tín đạo Phật. Trong gia đình có 10 anh em thì 5 anh em đã xuất gia. Năm 1990, Thượng tọa xuất gia cầu đạo với Hòa thượng Thích Chánh Trực tại chùa Phật Học Tỉnh Hội Quảng Trị. Năm 1996, Thượng tọa vào Huế tu học ở Tổ đình Kim Tiên. Năm 1997, Thượng tọa thọ Sa Di giới tại giới đàn Chùa Từ Đàm, Huế do Hòa thượng Thích Thiện Siêu làm Đàn đầu Hòa thượng. Năm 2000, Thượng tọa thọ Cụ túc Bồ tát giới và đạt Á khoa tại Đại giới đàn Tịnh Khiết ở Tổ đình Tường Vân, Huế.
Thượng tọa đã tốt nghiệp Trung cấp Phật học khóa I tại Chùa Báo Quốc, Huế năm 1999; tốt nghiệp Cử nhân Phật học khóa II tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế năm 2005; tốt nghiệp kỹ sư Lập trình viên Quốc tế tại Aptech, Huế năm 2004. Thượng tọa làm trú trì chùa Thừa Lưu, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2005. Năm 2006, Thượng tọa du học nâng cao tin học lập trình ở Ấn Độ. Năm 2008, Thượng tọa định cư tại Hoa Kỳ, ở Chùa Việt Nam tại Los Angeles. Thượng tọa chuyên hướng dẫn thực hành Thiền Yoga và ăn uống dưỡng sinh phòng chống bệnh ung thư.
Thượng tọa đã sáng tác hơn 1.000 bài thơ về Phật pháp, thiên nhiên…; đã xuất bản tập thơ “Gió mây hóa kiếp” với 108 bài thơ, trong đó một số bài đã được nhạc sĩ Quý Luân phổ nhạc như: Mừng Phật Đản Sanh; Trường ca hạnh nguyện Quán Âm, Hỏi gió hỏi mây; Nhặt lá thu rơi …
Thượng tọa đã thu âm và phát hành những CD Vol nhạc Phật giáo:
CD Vol 1: Uống nước nhớ nguồn (2011)
CD Vol 2: Khánh Xuân Di Lặc (2012)
CD Vol 3: Trường ca hạnh nguyện Quán Âm (2014)
CD ngâm thơ: Ánh Đạo Vàng (2014)
Ngoài ra, Thượng tọa còn biên soạn, chú thích một số kinh tạng; chuyển thơ và giảng giải Kinh Pháp Cú; thu âm nhiều kinh: kinh Diệu Pháp Liên Hoa, kinh Kim Cang, kinh A Di Đà, kinh Báo ân Cha Mẹ, kinh Dược Sư, kinh Địa Tạng, kinh Từ Bi Tam Muội Thủy Sám…
Chùa có lịch sinh hoạt hằng tuần, hằng tháng và các ngày lễ vía hằng năm. Chùa đã tổ chức trang nghiêm và đón tiếp chu đáo đông đảo thiện nam, tín nữ, Phật tử về dự các ngày lễ lớn trong năm: Lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan … Trang Facebook: Diệu Pháp Liên Hoa của Chùa hằng ngày đã đăng nhiều tin tức hoạt động của Chùa và những câu chuyện nhà Phật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
Thượng tọa trú trì Thích Liễu Nguyên
18-12. Một số bài thơ của Thượng tọa trú trì
Thần HERMES (Thần thoại La Mã gọi là Mercury) là sứ giả đưa tin của các vị thần và là người dẫn đường cho các linh hồn sau khi chết xuống địa phủ. Bản tính Hermes vốn hiếu động thông minh từ nhỏ. Chàng từng giúp đỡ các anh hùng Odysseus và Perseus trong những cuộc đi săn của họ.
Hermes là con trai thần Zeus và một nữ thần núi. Khi mới ra đời chàng đã tỏ ra vô cùng tinh khôn.Thuở thiếu thời có lần chàng tìm thấy một cái mai rùa rỗng và đã để ý thấy tiếng vang từ trong đó. Chàng đã cột các sợi gân vào khe mai và tạo ra chiếc đàn lia đầu tiên.
Hermes được mọi người biết đến bởi sự giúp ích của chàng đối với loài người, bằng tài năng của một người đưa tin lẫn những sáng kiến của chàng. Khi Perseus quyết định giáp mặt với Gorgon Medusa, Hermes đã giúp người anh hùng này. Theo một bản thần thoại thì Hermes đã cho Perseus mượn đôi giày phép thuật của mình, ai mang nó vào sẽ bay được.
Có người cho rằng Hermes đã cho Perseus mượn một cái mũ tàng hình. Đây chính là chiếc mũ bóng đêm, cũng giống như cái mũ mà Hermes đội khi chàng đánh bại tên khổng lồ Hippolytus. Chuyện xảy ra khi những đứa con trai khổng lồ của mặt đất ngoi lên định soán quyền với các vị thần trên đỉnh Olympus.
Biểu tượng nghề nghiệp của Hermes với tư cách sứ giả chính là chiếc đũa caduceus.
Nguồn gốc của nó là một nhánh cây liễu có nhiều dây ruybăng quấn quan, theo truyền thống là huy hiệu của người đưa tin. Nhưng các dải ruybăng về sau lại được liên hệ đến hình ảnh loài rắn. Để củng cố cho điều này, một câu chuyện cho rằng Hermes đã dùng chiếc đũa thần để tách 2 con rắn đang cắn nhau ra, sau đó chúng đã quấn mình quanh cây đũa cùng chung sống trong hòa bình.
Nhiệm vụ của Hermes là dẫn dắt các linh hồn sau khi chết đi xuống địa phủ. Vì là người bảo trợ cho những linh hồn nên chàng thường đội một cái mũ bằng rơm rực rỡ ánh sáng. Hermes được gọi là Mercury trong thần thoại La Mã. Hình ảnh nổi tiếng nhất về chàng là một bức tượng do Bellini điêu khắc thể hiện chàng nhanh nhẹn trên 1 chân, ở gót có cánh, chiếc đũa rắn cầm tay và ở trên đầu là một thứ kết hợp giữa chiếc mũ tàng hình và chiếc mũ ánh sáng.
ARTEMIS (Thần thoại La Mã gọi là Diana) là Nữ Thần đồng trinh (Nàng đã xin phụ vương Zeus cho Nữ Thần đồng trinh không bao giờ phải yêu) cai quản việc săn bắn. Nàng giúp đỡ những người phụ nữ trong việc sinh nở nhưng cũng mang đến những cái chết bất ngờ với những mũi tên của mình.
Artemis và anh trai Apollo là con của Zeus và Leto. Trong vài phiên bản Thần thoại khác thì Artemis được sinh ra trước và giúp đỡ Mẹ của mình sanh ra Apollo.
Niobe, nữ hoàng thành Thebes, đã khoe khoang là hơn hẳn Leto vì có nhiều con trong khi Nữ Thần Leto chỉ có 2 người con. Artemis và Apollođã rửa nhục cho mẹ bằng cách dùng tên lần lượt giết tất cả những đứa con của Niobe. Trước cái chết của các con mình, Niobe đau lòng than khóc đến khi hoá đá vẫn chưa nguôi.
Để ý thấy em gái suốt ngày đi săn với tên khổng lồ Orion, Apollo quyết định chấm dứt mối quan hệ này. Thần thách Artemis chứng tỏ tài nghệ của mình bằng cách bắn vào một vật đang trôi ngoài biển. Những phát bắn của Nữ Thần đều rất hoàn hảo. Sau đó nàng mới biết vật đó là cái đầu của Orion.
Artemis thường được miêu tả như một thiếu nữ trẻ mặc bộ áo quần làm bằng da hươu, vai đeo một cánh cung và một bao tên. Nàng thường được các động vật hoang dã như hươu hoặc gấu cái hộ tống.
ARES (Thần thoại La Mã gọi là MARS) là Thần chiến tranh, hay chính xác hơn là vị thần của những kẻ cuồng loạn hiếu chiến. Là một vị thần bất tử nhưng Ares đã bị Harales đánh bại trong một trận đánh và có lần còn suýt bị hai tên khổng lồ giết chết. Khi bị thương trong cuộc chiến thành Troy, thần đã không được phụ vương Zeus đoái hoài gì đến. Thần Ares có diện mạo khôi ngô nhưng bản tính rất tàn bạo. Thần thường được miêu tả cầm một ngọn giáo dính máu đỏ tươi. Tương truyền chiếc ngai của Thần trên đỉnh Olympus được bọc kín bằng da người.
Thần Mars trong thần thoại La Mã và thần Ares được xem là như nhau. Mars là cha của Romulus và Remus, hai huyền thoại sáng lập ra thành Rome. Vì vậy đối với dân La Mã thần Mars có vị trí quan trọng hơn và được sùng kính hơn