Cho tôi hỏi: Thời gian thực tập có được tính là thời gian thử việc hay không? Người sử dụng lao động có được yêu cầu người lao động thử việc nhiều lần không? Mong nhận được phản hồi. Câu hỏi của anh HTA (Hà Nội).
Sau khi hết thời gian thử việc doanh nghiệp có được yêu cầu người lao động thử việc lần 2 hay không?
Theo Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Chiếu theo quy định này quy định chỉ được thử việc một lần đối với một công việc, nếu người sử dụng lao động yêu cầu người lao động thử việc lần 2 với công việc giống lần thử việc đầu tiên là trái với quy định của pháp luật.
Thời gian thực tập có được tính là thời gian thử việc không?
Pháp luật hiện nay chưa có quy định về chế độ thực tập mà chỉ có quy định liên quan đến chế độ thử việc.
Dưới đây là bảng so sánh giữa chế độ thực tập và chế độ thử việc như sau:
Thử việc là khoảng thời gian làm việc tại một công ty, tổ chức nhằm đánh giá trình độ, năng lực trước khi được ký hợp đồng trở thành nhân viên chính thức.
Thực tập là việc người tham gia làm việc thực tế tại các doanh nghiệp để học hỏi, tích lũy thêm kinh nghiệm về ngành nghề mà mình đã được đào tạo tại trường lớp.
Công việc sẽ được thoả thuận trong hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động (khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019).
Thông thường, trong quá trình thử việc, bạn sẽ được giao những công việc tương tự như khi làm chính thức
Công việc trong quá trình thực tập cũng được thoả thuận trước giữa hai bên. Ngoài ra, trong quá trình thực tập, cũng có thể có những công việc phát sinh theo sự phân công của quản lý.
Thời gian thử việc tùy vào tính chất, mức độ phức tạp của công việc theo quy định Điều 25 Bộ luật Lao động 2019.
Thời gian thực tập thường là 2 – 6 tháng.
Người lao động tham gia thử việc được trả lương tối thiểu bằng 85% lương chính thức (khoản 3 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019).
Có thể thỏa thuận về việc hưởng phụ cấp thực tập và các khoản hỗ trợ khác.
Sau thời gian thử việc, nếu đạt yêu cầu, người lao động được ký hợp đồng làm việc chính thức. Trong thời gian thử việc, nhân viên được hưởng các quyền lợi gì phụ thuộc vào chính sách của từng công ty (Điều 27 Bộ luật Lao động 2019).
Sau thời gian thực tập, nếu đạt yêu cầu, người lao động có thể được lên làm chính thức. Quyền lợi của thực tập sinh phụ thuộc vào chính sách của công ty.
Như vậy, về bản chất thử việc và thực tập là hai hoạt động khác nhau, do đó không thể xem thời gian thực tập là thời gian thử việc.
Thời gian thực tập có được tính là thời gian thử việc? Được yêu cầu người lao động thử việc nhiều lần không? (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động có hành vi yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, b, c khoản 2 Điều này;
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, nếu người sử dụng lao động có hành vi yêu cầu người lao động thử việc quá 1 lần với một công việc sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với cá nhân, đối với tổ chức mức phạt sẽ nhân 2 lần.
Đồng thời, người sử dụng lao động phải trả đủ lương cho người lao động với thời gian đã làm việc vượt quá thời gian thử việc.