Định hướng nghề nghiệp tương lai cho học sinh trong thời đại 4.0 là một việc quan trọng. Thời đại 4.0 đặt ra nhiều thách thức cho học sinh trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp với sở trường, năng lực và nhu cầu của xã hội.
Dàn ý Nghị luận về việc chọn nghề nghiệp (4 Mẫu)
- Cuộc sống luôn vận động kéo theo sự vận động của rất nhiều yếu tố trong đời sống của mỗi cá nhân: sở thích, khát vọng, mối quan tâm, các quan hệ trong cuộc sống, cách sống... Bên cạnh rất nhiều những yếu tố có thể đổi thay ấy lại có những yếu tố mà sự thay đổi của nó sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề phức tạp. Một trong số đó chính là nghề nghiệp - công việc lao động để đảm bảo cuộc sống cũng là đảm bảo ý nghĩa tồn tại của mỗi người.
- Việc chọn nghề là việc quan trọng, cần thiết và luôn được đặt ra khi chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa của cuộc sống.
1. Thực tế xã hội và sự cần thiết của việc chọn nghề:
- Xã hội càng phát triển, yêu cầu chuyên môn hoá càng cao và sự phân công lao động càng được đặt ra và thực hiện một cách nghiêm ngặt.
- Để tồn tại và đế tự khẳng định mình trong cuộc sống, mỗi người cần lựa chọn cho mình một nghề nghiệp và chuyên tâm theo đuổi, phấn đấu cho sự chọn lựa ấy.
2. Những cách chọn nghề trong thực tế hiện nay:
- Chọn nghề kiếm được nhiều tiền: ưu thế của sự lựa chọn này là nó sẽ đảm bảo cho tương lai một cuộc sống ổn định và dư dật về mặt vật chất. Vấn đề là ở chỗ chính sức hấp dẫn của nghề nghiệp sẽ tạo ra một môi trường có tính cạnh tranh cao với những đòi hỏi khắt khe, nghiệt ngã. Nếu bản thân người lựa chọn không đủ nội lực để đáp ứng và bản lĩnh đế trụ vững có thể sẽ vấp phải những khó khăn không lường trước được.
- Chọn nghề thời thượng: Ưu thế của sự lựa chọn này là sẽ đem lại cho người lựa chọn một sự tự tin nhất định. Đồng thời, những nghề được cho là thời thượng trong xã hội thường cũng là những nghề mang lại nguồn thu nhập cao nên cũng sẽ tạo ra sự đảm bảo vững chắc về kinh tế. Tuy nhiên cần lưu ý tới quy luật cung cầu của xã hội bởi nó có thề sẽ khiến cho cái hôm nay là thời thượng song đến ngày mai đã trở thành lạc hậu, lỗi thời.
- Chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế của bản thân thường là cách lựa chọn của những người ưa cuộc sống bình thường, yên ổn. Khi yêu cầu của nghề nghiệp phù hợp với khả năng thực có, mồi người sẽ làm được tốt nhất công việc của chính mình, hoàn thành được trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân. Trong trường hợp này, nếu có một năng lực tốt, con người hoàn toàn có thể khẳng định mạnh mẽ giá trị bản thân mình bằng những đóng góp nổi bật.
- Chọn nghề mà mình yêu thích sẽ tạo niềm say mê, thậm chí đam mê với công việc. Yếu tố tâm lí này rất quan trọng để kích thích khả năng, phát triển năng lực giúp người lựa chọn có thể làm tốt nhất các yêu cầu của công việc. Thường thì nghề yêu thích cũng là nghề mà người lựa chọn có khả năng đề đáp ứng vì có như vậy mới có niềm yêu thích thật sự.
3. Quan điểm lựa chọn của cả nhân: Phần này học sinh cần tự triển khai theo gợi ý:
- Mục tiêu đặt ra trong cuộc sống.
- Năng lực thực tế của bản thân.
- Định hướng phấn đấu hiện tại.
Lưu ý: Quan điểm lựa chọn cần xuất phát trên cơ sở xác định mục tiêu và nhận thức sâu sắc về năng lực thực tế để đảm bảo tính chính xác, hợp lí của sự lựa chọn.
- Vấn đề đặt ra trước mắt thanh niên hiện nay không phải chỉ là chọn nghề gì mà còn là quan niệm, suy nghĩ như thế nào về sự lựa chọn ấy. Việc lựa chọn một cách cảm tính, chỉ dựa trên những ý thích nhất thời có thể sẽ dẫn đến sai lầm.
- Cách tốt nhất để lựa chọn đúng là nên chú ý đến sự cân bằng giữa nhu cầu xã hội và nàng lực bản thân, giữa ý thích và khả năng thực tế, giữa mục đích và những đòi hỏi của cuộc sống. Chú ý tới tất cả những mặt này, mỗi người sê có một sự lựa chọn chính xác để tránh phải hối tiếc sau này.
Thành công không chỉ là đậu vào các trường đại học danh tiếng
Một thực tế hiện nay, các bậc cha mẹ luôn kỳ vọng con bước vào các trường đại học danh tiếng sau khi kết thúc cấp 3. Không những thế, cha mẹ còn dành thời gian để kiếm tiền cho con đi học thêm, các bạn trẻ học như những cỗ máy nạp kiến thức.
Nhưng việc đậu vào các trường đại học danh tiếng hẳn là điều tuyệt vời. Nhưng nếu không đạt được điều đó, hãy chọn những trường phù hợp hơn cho bản thân mình.
Dựa vào điểm mạnh yếu của bản thân
Tôi biết có một số bạn trẻ điểm số ở trường thì rất tệ, nhưng cuộc sống thì rất thành công. Điều đơn giản là bạn ấy biết điểm mạnh yếu của mình ở đâu và phát huy chúng. Cô bạn cùng cấp 3 của tôi, khi chúng tôi sôi nổi cắp sách đi học đại học. Cô ấy ở quê nhà học nghề spa và làm tóc, trang điểm. Và kết quả là sau 10 năm phấn đấu, cô ấy có cửa tiệm spa riêng mình và nhận đào tạo học viên, có được tài sản riêng khi mới hơn 30 tuổi. Cuộc sống ổn định với tài chính vững vàng mà nhiều người mơ ước.
Học xong 12 nên học nghề gì để ổn định, dễ xin việc?
Với tấm bằng tốt nghiệp THPT, bằng đào tạo nghề hoặc chỉ với giấy chứng nhận nghề bạn có thể đến với những công việc sau:
Có nên học nghề hay học đại học, cao đẳng?
Có nên học đại học sau khi tốt nghiệp cấp 3 tùy thuộc vào mục đích cũng như điều kiện hiện tại của bạn. Mỗi môi trường đều có ưu và nhược điểm riêng, chẳng hạn như:
Dựa vào nguyện vọng, đam mê, sở thích
Có một hiện trạng hiện nay chính là đam mê và sở thích của các bạn trẻ lại khác với nguyện vọng của quý phụ huynh. Tôi còn nhớ lần ghi vào tờ nguyện vọng đại học đã mất thời gian hơn 1 tuần cũng chỉ bởi trường học của tôi muốn vào lại khác với trường mà gia đình muốn tôi học. Điều đó thật kinh khủng với độ tuổi của các bạn trẻ.
Mặc dù cha mẹ luôn mong muốn điều tốt nhất cho con của mình, và lo sợ con mình sẽ gặp trở ngại trong cuộc sống. Tuy nhiên, chỉ khi theo đuổi đam mê, sở thích thì mới có động lực vượt qua những khó khăn để hoàn thành nguyện vọng của bản thân.
Nhưng điểm số không cao thì không biết học ngành gì? Lời khuyên là hãy mạnh dạn chọn lựa ngành nghề phù hợp với bản thân và nguyện vọng của mình. Đừng lo sợ thất bại chỉ bởi mình học không giỏi.
Định hướng nghề nghiệp nên bắt đầu từ khi nào?
Không thể phủ định rằng việc học xong 12 nên học nghề gì chỉ được một số bạn quan tâm khi chuẩn bị tốt nghiệp cấp 3. Nhưng đây cũng chỉ vì mục đích điền vào đăng ký nguyện vọng năm lớp 12. Có thể thấy, việc định hướng nghề nghiệp vẫn chưa được quan tâm kịp thời.
Thực hiện trắc nghiệm tính cách
Trong quá trình tìm câu trả lời cho học xong lớp 12 nên làm gì, bạn có thể thực hiện bài trắc nghiệm tính cách. Mục đích của bài trắc nghiệm là để khám phá tính cách cũng như hỗ trợ xác định sở trường của bản thân.
Những hậu quả của việc không định hướng nghề nghiệp từ sớm
Với việc đặt nặng thành tích còn dẫn đến việc học nghề chưa được đánh giá cao và đầu tư đúng mực. Thay vì chọn đại học khi định hướng học xong 12 nên học nghề gì thì quý phụ huynh và nhà trường có thể tư vấn cho các bạn chọn nghề đúng đam mê, sở trường và điều kiện hiện tại.
Theo Bản tin thị trường lao động Việt Nam quý III năm 2022, xu hướng tuyển dụng của doanh nghiệp về lao động có trình độ Đại học là 48,1% còn Cao đẳng, vào Trung cấp là 29,1%. Bên cạnh tỷ lệ người tìm việc có trình độ Đại học là 52,3% còn Trung cấp và Cao đẳng là 44,7%. Với sự chênh lệch này có thể thấy rằng, thị trường việc làm vẫn đang chênh lệch khá cao giữa nhu cầu và nguồn cung lao động.
Nghề kinh doanh bán hàng online
Nghề kinh doanh bán hàng online là một trong những gợi ý hoàn hảo bởi ngành thương mại điện tử phát triển nhanh chóng như hiện nay. Việc trở thành người kinh doanh không khó, bạn chỉ cần bán được sản phẩm thông qua các kênh mạng xã hội. Và điều này cũng dễ dàng với những ai có điểm số không cao lắm.
Tương tự như vậy, bạn có thể chọn thêm các ngành nghề như: Kinh doanh bất động sản, chăm sóc khách hàng, telesale,… để trả lời câu hỏi học không giỏi nên học ngành gì? Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn trẻ có thêm những gợi ý cho tương lai của mình.
Bạn còn ý kiến nào khác không? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!
Sau khi kết thúc chương trình THPT có rất nhiều hướng đi cho bạn lựa chọn. Học xong 12 nên học nghề gì luôn là câu hỏi của nhiều bạn trẻ mỗi khi bước vào chặng đường chuẩn bị tốt nghiệp THPT. Thực tế là đại học không phải là con đường lập nghiệp duy nhất. Việc học tập và tìm kiếm công việc trong tương lai không chỉ bị tác động bởi bằng cấp mà còn bởi nhiều yếu tố khác nhau. Mời bạn theo dõi thêm nội dung bên dưới để có thêm động lực lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân.
Học giỏi quan trọng, nhưng không phải là tất cả
Làm cha mẹ, ai cũng muốn con mình là những thiên tài với các điểm số cao chót vót, bước vào các trường đại học top đầu trong nước, thậm chí là du học nước ngoài. Hoặc tệ hơn chút thì cũng phải có thành tích học tập khá trong lớp, chứ không thể đứng bét được. Chính những mong muốn của cha mẹ vô tình gây nên bệnh thành tích, áp lực cho con của mình. Và thậm chí, còn gây hiệu ứng ngược, con mình càng mù mờ với tương lai và không còn tự tin vào chính bản thân.
Các bậc cha mẹ luôn tin rằng học giỏi chính là chìa khóa dẫn đến thành công. Tuy nhiên, nếu các con học chưa giỏi, cũng không sao cả, bởi các con còn 1 chiếc chìa khoá phụ chính là sự tự tin vào bản thân mình.
Khác với việc chỉ biết vùi đầu vào học và trở thành con mọt sách để chinh phục những thang điểm số đặt ra của nhà trường. Sự tự tin của trẻ giúp con quyết định được sự thành công của chính mình.
Tôi kể bạn nghe câu chuyện về Joe Whale, cậu bé 12 tuổi ở Shrewsbury, Anh. Cậu bé từng bị chê trách về thành tích học tập không nổi bật, gây rắc rối ở trường bởi sở thích vẽ nguệch ngoạc khắp nơi. Nhưng với sự tự tin, cậu khẳng định đây là những tác phẩm đáng được công nhận.
Cậu nỗ lực cho chúng thay vì cày điểm số và bài học như bạn bè cùng trang lứa. Và thật bất ngờ khi cậu đã ký hợp đồng thiết kế cho hãng giày nổi tiếng Nike. Không những thế, cậu còn ký hợp đồng vẽ sách minh hoạ cho lứa tuổi thiếu nhi và được biết đến với biệt danh “ Doodle Boy”.