Nhập Chính Ngạch Và Tiểu Ngạch

Nhập Chính Ngạch Và Tiểu Ngạch

Phân biệt xuất nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch

So sánh xuất nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch

Cả xuất nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch đều là những hình thức mua bán thương mại hợp pháp và đều được nhà nước cho phép. Bạn có thể phân biết được hai hình thức này qua những tiêu chí:

Đối với xuất nhập khẩu tiểu ngạch: Phương tiện vận chuyển thường đơn giản và thô sơ, phù hợp với quy mô nhỏ và tính chất địa phương của hoạt động này. Việc vận chuyển hàng Trung Quốc về Việt Nam bằng đường bộ thông qua các phương tiện cá nhân như xe đạp, xe máy, hoặc xe kéo để di chuyển hàng hóa qua lại biên giới. Điều này giúp người dân, tiểu thương dễ dàng di chuyển trong các địa hình phức tạp của khu vực biên giới mà các phương tiện lớn khó tiếp cận. Đối với cung đường dài, vận chuyển tiểu ngạch sử dụng xe tải qua các con đường khác không qua cửa khẩu.

Đối với xuất nhập khẩu chính ngạch: Các doanh nghiệp thường sử dụng tàu biển, máy bay, xe container, hoặc tàu hỏa để vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn và quãng đường dài. Hàng hóa được đóng gói cẩn thận trong container hoặc các phương tiện chuyên dùng khác, đảm bảo an toàn và chất lượng trong quá trình vận chuyển. Phạm vi vận chuyển của xuất nhập khẩu chính ngạch rất rộng, có thể xuyên quốc gia hoặc liên lục địa, phục vụ cho hoạt động thương mại toàn cầu. Hệ thống đóng gói và bảo quản chuyên nghiệp được áp dụng để đảm bảo hàng hóa đến tay người nhận trong tình trạng tốt nhất.

Vận chuyển hàng hóa quốc tế là nội dung mang rất nhiều kiến thức, bạn có thể tìm hiểu qua: Vận chuyển hàng hóa Trung Việt

Đối với xuất nhập khẩu tiểu ngạch, giá trị giao dịch thường được giới hạn ở mức thấp. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới được miễn thuế nếu có trị giá dưới 2 triệu đồng/người/ngày và không quá 4 lần/tháng. Đối với thương nhân hoạt động thương mại biên giới, giá trị hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế không vượt quá 100 triệu đồng/ngày/người/lượt.

Ngược lại, xuất nhập khẩu chính ngạch không bị giới hạn về giá trị giao dịch. Các doanh nghiệp có thể thực hiện các giao dịch với giá trị lớn, thậm chí lên đến hàng triệu hoặc hàng tỷ đồng, miễn là tuân thủ đầy đủ các quy định về hải quan, thuế và quản lý ngoại thương. Giá trị giao dịch trong xuất nhập khẩu chính ngạch phải được kê khai chính xác và chịu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của cơ quan hải quan.

Thủ tục nhập khẩu tiểu ngạch sẽ bao gồm:

Việc quyết định thực hiện kiểm tra hàng hóa, đóng thuế và phê duyệt hải quan đề được trường hải quan cửa khẩu quyết định dựa trên các thủ tục và giấy tờ được cung cấp.

Thủ tục nhập khẩu chính ngạch gồm có:

Khi nhập khẩu chính ngạch bạn cần phải chuẩn bị hết tất cả những giấy tờ chứng từ trên để gửi cục hải quan để thông quan hàng hóa. Thuế bạn cần phải đóng sẽ dựa vào loại hàng hóa mà bạn đang nhập khẩu do pháp luật quy định. Cục hải quan sẽ dựa trên các chứng từ, tờ khai sẽ quyết định cho hàng hóa bạn thông quan. Một số trường hợp hàng hóa của bạn sẽ phải thực hiện kiểm tra trước khi thông quan.

Phân biệt xuất nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch

Xuất nhập khẩu từ lâu đã được coi là một lĩnh vực xương sống của ngành kinh tế đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế thì khá nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về xuất nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch. Vì vậy, trong bài viết này, Cẩm Thạch Company sẽ giúp bạn có thêm một số thông tin chi tiết để không còn những cách hiểu sai lầm về các vấn đề trên.

Xuất nhập khẩu chính ngạch là cách thức được nhiều công ty, tập đoàn lớn lựa chọn để xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia lân cận như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan…

Xuất nhập khẩu chính ngạch là hàng hóa được vận chuyển trực tiếp qua lại ở biên giới thông qua các cửa khẩu, với số lượng mỗi lần rất lớn. Đối với hình thức xuất khẩu này hàng hóa cần có hợp đồng mua bán đầy đủ với ràng buộc rõ ràng giữa bên mua và bên bán tuân thủ đúng quy định, đảm bảo theo thông lệ chung của quốc tế. Bên cạnh đó, mỗi hàng hóa đều được kiểm duyệt kỹ lưỡng và đầy đủ về an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng,… từ các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền. Đồng thời, hàng hóa khi xuất khẩu chính ngạch cần được đóng thuế đầy đủ mới được thông quan.

Nhìn chung, khi nhắc tới các hoạt động xuất khẩu chính ngạch, mọi người sẽ liên tưởng đến những đơn hàng lớn, có giá trị cao, được thực hiện bởi nhiều tổ chức, công ty, doanh nghiệp với các đối tác nước ngoài.

Bên cạnh xuất nhập khẩu chính ngạch, chúng ta còn có hoạt động tiểu ngạch. Chắc hẳn đây sẽ là khái niệm vô cùng quen thuộc với mọi người. Thế nhưng, trên thực tế thì không nhiều người thực sự hiểu rõ về hoạt động kinh tế này.

Xuất nhập khẩu tiểu ngạch chính là hoạt động mua bán diễn ra giữa người dân sinh sống ở gần hai bên biên giới, được áp dụng chủ yếu cho các mặt hàng nông sản, hay tiêu dùng hàng ngày. Đây là hình thức xuất khẩu được các thương lái hết sức ưa chuộng bởi thủ tục đơn giản, dễ thực hiện và chi phí cũng thấp hơn so với xuất khẩu chính ngạch. Thông thường nó diễn ra ở các tỉnh thành có biên giới giáp với các quốc gia khác, ở các tỉnh thành có biên giới, có cửa khẩu với các nước.

Nhờ vậy, xuất khẩu tiểu ngạch tuy có giá trị không cao nhưng vẫn luôn đóng một vai trò không thể thiếu cho sự phát triển của nền kinh tế. Tất nhiên, khi tham gia, tổ chức các hoạt động xuất khẩu dù chính ngạch hay tiểu ngạch thì chúng ta vẫn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, kiểm dịch, thuế…

So sánh 2 hình thức xuất nhập khẩu

Đối với nhiều doanh nghiệp buôn bán, tiểu ngạch luôn là hình thức được lựa chọn hàng đầu. Bởi vì thuế suất thấp hơn thuế chính ngạch, thủ tục dễ dàng. Chỉ cần một tờ khai tiểu ngạch, chịu phí biên mậu là có thể xuất được hàng. Không cần hóa đơn, chứng từ thanh toán, hợp đồng ngoại thương như qua đường chính ngạch. Nhưng, xuất nhập khẩu tiểu ngạch thường không có tính ổn định và giá trị của mỗi giao dịch nhỏ.

Hơn nữa, để XNK những hàng hóa sang các nước trên thế giới thì hình thức tiểu ngạch này không thể đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp. Vì vậy những thương vụ mua bán lớn, và mang tính toàn cầu thường sử dụng hình thức XNK chính ngạch.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp, cá nhân cũng lợi dụng XNK tiểu ngạch để tránh thuế. Họ có thể thuê mướn nhiều người dân ở vùng biên giới thực hiện việc mua bán để không phải nộp thuế nhiều. Hành vi này có thể sẽ bị bắt và liệt vào tội trốn thuế.

Địa chỉ: Lầu 2, 102ABC Cống Quỳnh, Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Nguồn: https://advantage.vn/vi/phan-biet-xuat-nhap-khau-tieu-ngach-va-chinh-ngach/

Cùng với xuất nhập khẩu chính ngạch thì hình thức xuất khẩu tiểu ngạch cũng được nhiều người biết tới. Và không ít người nhầm lẫn giữa 2 hình thức vận chuyển này. Hay nhiều người có quan niệm xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc là không chính thống, là luồn lách.

Theo chân bài viết, Đại Dương sẽ giải thích chi tiết về khái niệm, đặc điểm và sự khác biệt giữa xuất nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch. Giúp bạn có cái nhìn tổng quan về hai phương thức giao thương này trong nền kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó cho các bạn lời khuyên nên lựa chọn nhập hàng Trung Quốc tiểu ngạch hay chính ngạch

Nên chọn Chính ngạch hay Tiểu ngạch trong nhập hàng Trung Quốc

Việc lựa chọn giữa chính ngạch và tiểu ngạch khi nhập hàng từ Trung Quốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể về khi nào nên sử dụng mỗi phương thức:

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng dù chọn phương thức nào, việc tuân thủ pháp luật và đảm bảo chất lượng hàng hóa vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên tình hình cụ thể của mình, tham khảo ý kiến chuyên gia và có kế hoạch kinh doanh rõ ràng trước khi quyết định lựa chọn phương thức nhập khẩu tối ưu.

Bên cạnh đó, nếu quý khách có nhu cầu vận chuyển chính ngạch, công ty XNK Đại Dương là đơn vị hàng đầu hỗ trợ vận chuyển hàng chính ngạch từ Trung Quốc về Việt Nam nhanh chóng và uy tín nhất.

Xem thêm: Vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam

Tiểu ngạch và chính ngạch là gì?

Xuất nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch là hai hình thức xuất nhập khẩu phổ biến nhất hiện nay. Nhà nước ta thừa nhận là các hoạt động hợp pháp tại biên giới và tạo điều kiện cùng phát triển. Trong nội dung bài viết, XNK Đại Dương sẽ trình bày theo quy định pháp luật Việt Nam:

Tiểu ngạch (Tiếng Anh: Unofficial quota): là hình thức trao đổi buôn bán hàng hóa nhỏ lẻ giữa các tiểu thương, người dân ở khu vực biên giới 2 nước. Đặc trưng của loại hình này là khối lượng hàng hóa ít, giá trị thấp, chủ yếu phục vụ nhu cầu của cư dân địa phương như: giày dép, quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm,… Kim ngạch của các giao dịch có giá trị nhỏ theo quy định của pháp luật Việt Nam (Tối đa 2 triệu VNĐ/ người/ ngày). Vì giá trị nhỏ như vậy nên loại hình vận chuyển này được đặt tên là Tiểu ngạch.

Ví dụ: Tại biên giới Việt Nam – Trung Quốc, một bác nông dân ở Lào Cai (Việt Nam) thường xuyên mang 50kg gạo sang bán cho người dân ở Hà Khẩu (Trung Quốc). Ngược lại, bác mua về một số mặt hàng gia dụng nhỏ như bát đĩa, đồ nhựa. Việc trao đổi này diễn ra hàng ngày, sử dụng xe đạp để vận chuyển, và thường không khai báo đầy đủ với hải quan.

Hàng hóa xuất nhập khẩu tiểu ngạch thường có giá trị thấp và không được Nhà nước bảo hộ. Mặc dù vẫn phải qua hải quan và nộp thuế, mức thuế áp dụng cho hàng tiểu ngạch thường thấp hơn so với các loại hàng khác. Hình thức này chủ yếu phục vụ cư dân khu vực biên giới, với thủ tục đơn giản, nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian cho người dân trong quá trình thông quan.

Vì vậy, trả lời cho câu hỏi muôn thuở Tiểu ngạch có phải buôn lậu không? Tuyệt đối là KHÔNG phải

Vận chuyển chính ngạch qua cửa khẩu Việt Nam

Chính ngạch (Tiếng Anh: Official quota): Xuất nhập khẩu chính ngạch là hình thức trao đổi hàng hóa quốc tế được thực hiện một cách chính thức, tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật và thủ tục hải quan của các nước liên quan. Đặc điểm của loại hình này là có quy mô lớn, giá trị hàng hóa cao; thường được thực hiện bởi các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp.

Vận chuyển chính ngạch sử dụng các phương tiện vận tải chuyên dụng như tàu biển, máy bay, xe tải. Có đầy đủ chứng từ hợp pháp như hợp đồng thương mại, hóa đơn, vận đơn, C/O C/Q. Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về kiểm dịch, kiểm tra chất lượng và an toàn thực phẩm và chịu sự quản lý chặt chẽ của cơ quan hải quan cùng các cơ quan chức năng khác.

Ví dụ: Một công ty dệt may Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu 100.000 áo sơ mi cho một đối tác bán lẻ lớn ở Trung Quốc. Công ty này sẽ sản xuất hàng hóa theo đúng tiêu chuẩn đã thỏa thuận, đóng gói cẩn thận và gửi hàng bằng container qua đường biển. Trước khi xuất khẩu, công ty phải hoàn tất các thủ tục hải quan, nộp đầy đủ thuế xuất khẩu (nếu có), và đảm bảo hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn và chất lượng của cả Việt Nam và Trung Quốc. Khi hàng đến cảng Trung Quốc, nó sẽ tiếp tục trải qua quá trình kiểm tra và thông quan theo quy định của hải quan Trung Quốc trước khi được phân phối đến các cửa hàng bán lẻ.