An toàn thông tin là một trong những ngành có vai trò quan trọng trong đời sống công nghệ số hiện nay. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay nguồn nhân lực ngành an toàn thông tin vẫn còn chưa đáp ứng được so với yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng. Hãy cùng tìm hiểu qua về nhu cầu nhân lực và cơ hội việc làm của ngành qua bài chia sẻ sau đây.
An toàn thông tin thiếu cả số lượng và chất lượng
Số liệu của Bộ Truyền Thông và Thông Tin cho thấy VN có khoảng 50.000 lao động làm việc trong lĩnh vực an toàn thông tin (ATTT), song nhu cầu trong lĩnh vực này vào khoảng 700.000 lao động.
Ông Trần Đăng Khoa, Phó cục trưởng phụ trách Cục ATTT (Bộ TT-TT), cho biết nhân lực về an ninh mạng đang rất thiếu hụt. Đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thông tin, chuyển đổi số, kỹ thuật số… ngày càng bùng nổ. Các cuộc tấn công mạng có tính chất ngày càng phức tạp, tinh vi cũng như mức độ phá hoại ngày càng cao.
Theo các chuyên gia bảo mật, trong bối cảnh chuyển giao sang nền công nghiệp 4.0 và xu hướng số hóa phát triển mạnh mẽ, không riêng gì các doanh nghiệp liên quan CNTT mới cần kỹ sư công nghệ, mà bất cứ doanh nghiệp sử dụng những công cụ hoặc sản phẩm dịch vụ có liên quan nền tảng công nghệ, đều cần một đội ngũ kỹ sư công nghệ để duy trì, phát triển, bảo mật… cho công ty.
Các vị trí đang thiếu hụt, cần tuyển dụng như: giám sát sự cố an ninh mạng; phân tích sự cố; chuyên gia tìm lỗ hổng. Trong đó, đội ngũ giám sát hệ thống an ninh mạng thiếu nhiều nhất, hầu hết các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần.
Đa dạng với nhiều công việc của ngành
Mặc dù, mỗi năm có khoảng 2.000 sinh viên tốt nghiệp ngành này, nhưng nhân lực đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng lại rất ít. Do vậy, ngành ATTT vẫn khan hiếm nhân lực nên cơ hội việc làm rất đa dạng.
Với những bạn trẻ tốt nghiệp kỹ sư ngành ATTT, có thể làm chuyên viên bảo mật và hệ thống tại các ngân hàng, trung tâm dữ liệu, nhà cung cấp dịch vụ internet; chuyên viên phân tích và phòng chống mã độc; chuyên viên phát triển phần mềm an toàn; chuyên viên mật mã; chuyên viên kiểm tra an ninh trên không gian mạng; chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu; chuyên viên điều tra tội phạm mạng; chuyên viên phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin; chuyên viên lập trình và phát triển ứng dụng nhằm đảm bảo ATTT; chuyên gia rà soát lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố ATTT…
Đẩy mạnh đào tạo và phát triển nhân lực ATTT
Thống kê của Cục ATTT trong năm 2022, tổng số vụ tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại VN là 12.195, tăng 25,3% so với năm 2021. Trong đó, sự cố tấn công mạng, đặc biệt là lừa đảo trực tuyến nhắm trực tiếp vào người dùng cá nhân đang có xu hướng gia tăng trong những tháng đầu năm 2023.
Điều này cho thấy vai trò của chuyên viên ATTT là vô cùng quan trọng. Nhu cầu nhân sự vận hành, bảo mật thông tin là tất yếu và không ngừng tăng. Nhằm khắc phục sự thiếu hụt nhân lực, cũng như cung cấp cho thị trường nguồn nhân lực chất lượng cao tại VN.
Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông cơ sở tại TP Hồ Chí Minh là đơn vị đào tạo ngành An toàn thông tin chất lượng, cung cấp nguồn nhân lực trọng điểm của ngành. Với đội ngũ giảng viên giỏi chất lượng cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích nhất.
Các bạn có thể xem thêm thông tin tuyển sinh học viện Công nghệ Bưu Chính Viễn Thông để hiểu hơn về tuyển sinh và chương trình đào tạo ngành An toàn thông tin tại học viện hiện nay. (Bài viết trích dẫn nguồn thông tin từ báo Thanh Niên)
Học ngành An toàn thông tin ra trường làm gì?
Điều cần biết về ngành an toàn thông tin bạn đừng bỏ qua
Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô học gì? Nhu cầu nguồn nhân lực của ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô tại Việt Nam hiện nay như thế nào? Nên học ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô ở đâu? Đó là băn khoăn, thắc mắc của rất nhiều thí sinh, phụ huynh khi tìm hiểu và có ý định lựa chọn ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô để theo học ở bậc đại học. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Theo báo cáo cuối năm 2022 của Hiệp hội Ô tô Việt Nam - VAMA, tổng lượng ô tô tiêu thụ trong năm 2022 ở Việt Nam đã đạt khoảng 510.000 xe, chưa kể tới đóng góp doanh số của nhiều hãng xe đơn lẻ khác như Audi, Jaguar-Land Rover, Mercedes-Benz, Subaru, Volkswagen hay Volvo. Trong tương lai, thị trường ô tô Việt Nam có thể tăng trưởng đến 800.000 chiếc/năm theo công bố mới đây của Bộ Công thương. Đây là không gian lý tưởng cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển.
Ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô là gì?
Hiện nay, ô tô là một trong những phương tiện chủ lực trong việc vận tải hàng hoá và con người. Do đó, số lượng ô tô tại Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng. Lượng xe tiêu thụ trong nước được ước tính tăng khoảng 8% mỗi năm. Điều này đòi hỏi đội ngũ nhân lực chuyên môn cao để vận hành hệ thống sản xuất - dịch vụ ô tô.
Vì vậy, ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô đã ra đời. Đây là ngành học tích hợp kiến thức của rất nhiều lĩnh vực như: Cơ khí, điện - điện tử, tự động hoá, công nghệ chế tạo máy, điều hành dây chuyền sản xuất phụ tùng, lắp ráp ô tô,...
Ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô học gì?
Chương trình đào tạo và tên gọi môn học ở các trường đôi khi có chút khác nhau, nhưng đều có mục tiêu là trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về:
- Hệ thống truyền động - truyền lực
Sau khi hoàn thành chương trình học ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô, bạn có thể:
- Sử dụng thành tạo các dụng cụ, trang thiết bị để tháo lắp, kiểm tra và chẩn đoán tình trạng ô tô.
- Sửa chữa, thay thế các chi tiết hay cụm chi tiết trong ô tô.
- Được trang bị kiến thức đầy đủ để thiết kế, cải tiến, sửa chữa, nâng cấp hoặc sản xuất các thiết bị trong ngành ô tô.
- Kiểm định, thử nghiệm, cũng như khai thác và sử dụng các dịch vụ kỹ thuật ô tô.
- Tiếp tục học tập để đạt đến các trình độ cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ hoặc học thêm các chuyên ngành khác liên quan đến ô tô.
Nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô tại Việt Nam hiện nay như thế nào?
Sự thay đổi và phát triển không ngừng của ngành công nghệ kỹ thuật ô tô trong bối cảnh hội nhập và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 kéo theo cơn khát nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành. Vì vậy, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là lời giải cho bài toán thiếu hụt nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp này.
Theo những nghiên cứu mới đây, các tập đoàn ô tô hàng đầu của Đức, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc như BMW, Toyota, Honda, Ford, KIA, Huyndai,… tại Việt Nam luôn tổ chức tuyển dụng hàng năm nhưng “nguồn” vẫn không đủ. Ngoài ra, các doanh nghiệp ô tô lớn của Việt Nam như Mercedes – Benz, VinFast, Trường Hải, Huyndai Thành Công đều có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất nên nhu cầu nhân lực ngành kỹ thuật ô tô sẽ tiếp tục tăng lên.
Vì vậy, nhân lực ngành công nghệ kỹ thuật ô tô sau khi được đào tạo sẽ không phải lo lắng về vấn đề việc làm. Thậm chí, những nhân lực được đào tạo bài bản sẽ có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp hơn trong tương lai.
Nên học ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô ở đâu?
Khoa Công nghệ kỹ thuật ô tô là một trong những khoa lớn thuộc khối ngành Kỹ thuật - Công nghệ của trường Đại học Đại Nam. Với sự đầu tư đồng bộ về chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, thực hành, thực tập... ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô DNU thu hút đông đảo sinh viên theo học.
Ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô tại Đại học Đại Nam nổi bật bởi chương trình đào tạo ứng dụng tính thực hành cao. Sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ hệ thống kiến thức cơ sở ngành, kỹ năng mềm, tin học, ngoại ngữ, tư duy logic, kiến thức kinh doanh, marketing, các kiến thức về cơ khí, tự động hóa, điện - điện tử, công nghệ chế tạo máy... Phương thức đào tạo kết hợp lý thuyết với thực hành tại hệ thống phòng thực hành, phòng thí nghiệm mô hình, xưởng thực hành đạt chuẩn.
Thời gian đào tạo rút ngắn: 4,5 năm (14 kỳ).
Sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô Đại học Đại Nam được trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp đạt chuẩn Nhật Bản, như: IDMC, Ford, EU Auto Service, Toyota Thanh Xuân, Toyota Mỹ Đình, Toyota Hoài Đức… ngay từ năm thứ nhất và xuyên suốt trong cả khóa học.
100% sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô được Trung tâm “Việc làm và Khởi nghiệp sinh viên” cam kết giới thiệu việc làm đúng chuyên ngành sau khi tốt nghiệp.
Đội ngũ cán bộ, giảng viên là những Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ đã được chuẩn hóa kỹ năng sư phạm; được đào tạo chuyên sâu, có kinh nghiệm làm việc tại các trường đại học, cao đẳng, các học viện; đã có thời gian làm việc và tư vấn cho các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong & ngoài nước.
Môi trường học tập hiện đại, năng động, thân thiện, giàu trải nghiệm hướng đến phát triển con người toàn diện. Hàng năm, sinh viên được tham gia nhiều hoạt động phong trào, trách nhiệm xã hội như: Tấm bánh nghĩa tình, hội trại truyền thống, từ thiện, hoạt động tình nguyện, hội thao…
Gần 30 câu lạc bộ sinh viên hoạt động sôi nổi, đa dạng về thể loại và hình thức giúp sinh viên được thỏa sức thể hiện khả năng, sở thích, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, mở rộng mối quan hệ bạn bè.
Sinh viên được học tâp, rèn luyện kỷ luật và thái độ tích cực thông qua chương trình giáo dục Quốc phòng và An ninh tại trường.
Sinh viên được lựa chọn học các môn thể thao mình yêu thích để tạo thói quen tập luyện và khỏe đẹp suốt đời: Võ tự vệ, Yoga, Dancing, DanceSport…
Các phương thức xét tuyển vào ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô trường Đại học Đại Nam
Năm học 2023 – 2024, trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 110 chỉ tiêu hệ đại học chính quy ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô theo 4 phương thức xét tuyển.
Phương thức 1: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển.
Phương thức 2: Sử dụng kết quả học bạ, điểm 03 môn từ kết quả học tập lớp 12 THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển. Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ≥ 18 điểm.
Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà trường.
Phương thức 4: Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài.
Ngành Dược đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách. Số lượng thuốc được sản xuất trong nước còn khá hạn chế và phải phụ thuộc nhiều vào nguồn cung đến từ nước ngoài. Việt Nam bỏ ra hàng tỷ USD để nhập khẩu thuốc chữa bệnh và nguyên liệu dùng để sản xuất thuốc. Cần sớm tìm ra giải pháp giúp nâng cao mảng sản xuất thuốc, cung ứng đầy đủ và kịp thời cho nhu cầu sử dụng trong nước cũng như xuất khẩu. Muốn thực hiện được điều này, những người làm ngành Dược cần sở hữu kiến thức bao quát, sâu rộng để có thể đáp ứng được các tiêu chí cần thiết cũng như hiểu rõ quá trình sản xuất thuốc.
Hơn hết, điểm yếu dễ nhận thấy trong sản xuất thuốc ở nước ta chính là Việt Nam mới chỉ sản xuất thuốc thiết yếu theo công nghệ bào chế đơn giản, chưa áp dụng được các công nghệ tiên tiến, tối tân như các nước khác. Thực tế, công nghệ sản xuất dược phẩm ở nước ta chỉ nằm ở trình độ trung bình, hàm lượng kỹ thuật còn thấp và ít có các dạng bào chế công nghệ cao. Vì thế, Việt Nam cần chú trọng nâng cao công nghệ tiên tiến, các thiết bị hiện đại để có thể cải thiện hiệu suất sản xuất thuốc, góp phần cạnh tranh với các nước khác.
Khi lựa chọn học ngành Dược, bạn có thể lựa chọn những công việc sau đây khi tốt nghiệp:
– Tham gia những thí nghiệm lâm sàng : DS tham gia nghiên cứu để đánh giá tác dụng của thuốc, thiết bị y tế hay một phương pháp điều trị mới.
– Tham gia kiểm nghiệm thuốc: Tham gia kiểm tra độ hiểu quả của thuốc nhằm tìm ra các tác dụng phụ, chỉ định và chống chỉ định của thuốc
– Tham gia sản xuất thuốc: Đây là vị trí có mức lương phụ thuộc vào chức vụ cụ thể trong công ty sản xuất thuốc. Với công việc này, bạn có vai trò tham gia vào các khâu trong quá trình sản xuất thuốc và dược phẩm, hoàn thiện báo cáo và hồ sơ dược phẩm.
– Trình dược viên: Chọn công việc trình dược viên, bạn có nhiệm vụ giới thiệu, giải thích sản phẩm, tác dụng và cách sử dụng đến các bác sĩ, nhà thuốc hoặc bệnh nhân.
– Dược sĩ lâm sàng: là nhân viên y tế đặc biệt, có nhiệm vụ trao đổi trực tiếp với bác sĩ, chuyên gia y tế hay bệnh nhân nhằm hướng dẫn, tư vấn cách sử dụng thuốc an toàn và đạt hiệu quả tối đa.
– Pharmacy care: Đây là vị trí phụ trách công việc bán thuốc ở các trạm y tế, công nhân dược, trợ lý cho dược sĩ cấp cao hơn,…
Công nghệ hóa dược ở nước ta còn chưa phát triển, thiếu các vùng chuyên sản xuất dược liệu mặc dù điều kiện đất đai, khí hậu chiếm nhiều ưu thế. Điều này khiến năng lực cạnh tranh của nước ta khá yếu trong khi Việt Nam mở cửa thị trường, thuế nhập khẩu nội khối 0%. Nhà nước và các Sở, ban ngành liên quan cần tập trung khai thác và xây dựng các khu, vùng chuyên sản xuất dược liệu nhằm phục vụ cho công tác điều chế, sản xuất và thử nghiệm thuốc. Tránh cho việc phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung nước ngoài, dễ bị ảnh hưởng bởi phí nhập khẩu, biến động tỷ giá, nguồn hàng cung ứng không đủ,…
Thiếu hụt nguồn nhân lực cũng là một yếu tố khiến ngành Dược ở nước ta vẫn chưa thể cạnh tranh được với các nước trên thế giới. Hiện nay, ngành Dược đặt ra rất nhiều yêu cầu cao đối với người theo đuổi cả về trình độ, kỹ năng lẫn đạo đức nghề nghiệp. Vì thế, những ai muốn theo đuổi và làm việc trong ngành này cần trang bị nhiều kỹ năng, kiến thức về cả lý thuyết lẫn thực hành nhằm đáp ứng được nhu cầu việc làm cũng như có đủ khả năng ứng biến với nhiều tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Thêm vào đó, các cơ quan, tổ chức ngành Dược cũng cần thường xuyên tổ chức huấn luyện, đào tạo để tăng kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn cho cán bộ nhân viên y tế.
Theo thống kê mới nhất của Cục quản lý Dược, tỷ lệ dược sĩ hiện nay của nước ta chỉ đạt khoảng 1.2/10.000 người. Vì thế, ngành Dược đang đối mặt với nguy cơ thiếu nhân lực trầm trọng. Tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng hơn khi những công ty dược nước ngoài đang tiến vào thị trường Việt Nam. Đặc biệt, ngành Y nước ta vẫn đang khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao do số lượng người sở hữu bằng Cử nhân trở lên chỉ đạt 19%, trong đó có 1,21% tiến sĩ và 1,73 thạc sĩ dược học. Mặc dù số lượng đào tạo mỗi năm không hề thấp nhưng số lượng các dược sĩ chọn làm việc ở các bệnh viện, cơ sở y tế vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Những lý do này càng khiến cơ hội việc làm của Sinh vien ngành Dược trở nên rộng mở hơn bao giờ hết.
M.A LQT – Pharmacy Departement HMC My Dinh