Tăng Minh Phụng Bị Tử Hình

Tăng Minh Phụng Bị Tử Hình

Bộ Nội vụ Ả Rập Saudi thông báo một hoàng tử nước này đã bị xử tử hình hôm 18/10 vì bắn chết một người đàn ông cách đây 3 năm tại thủ đô Riyadh.

Cố nghệ sĩ Minh Phụng: Hoàng tử sân khấu của cải lương Việt Nam

Khi ngắm bức ảnh thời trẻ của hai nghệ sĩ, nhiều khán giả thốt lên hình ảnh này chắc làm các fan nữ ngày ấy điên đảo, có người còn gọi hai nghệ sĩ là "Nam thần".

NSƯT Ngọc Huyền chia sẻ: "Các anh đẹp lắm luôn, đệ nhất kép đẹp Việt Nam, từ sắc vóc đến khuôn mặt".

Còn NSND Kim Xuân nhớ lại: "Các anh thời trước là thần tượng của nhiều người lắm. Đẹp trai, ca hay!".

Cố NSƯT Minh Phụng trên poster vở Ru em vào mộng - Ảnh: T.L

Nghệ sĩ Minh Phụng sinh năm 1944 tại Mỹ Tho. Vì bạo bệnh, ông đã qua đời năm 2008 và an táng tại nghĩa trang Nghệ Sĩ (quận Gò Vấp, TP.HCM).

Minh Phụng có vóc dáng sáng đẹp, giọng ca trữ tình, rất mùi, quyến rũ không lẫn với những giọng ca vàng thời hoàng kim của cải lương lúc bấy giờ.

Ông là gương mặt sáng giá qua rất nhiều đoàn cải lương lớn như Thủ Đô, Kim Chung, Hương Mùa Thu… Ông hát cặp với nhiều cô đào nổi danh như Út Bạch Lan, Mỹ Châu, Diệu Hiền, Lệ Thủy…

Nhiều vai diễn của ông đã in đậm trong lòng khán giả như vai Mộ Dung Thạch trong Kiếp nào có yêu nhau, Âu Thiên Vũ trong Xin một lần yêu nhau, Thái tử Phi Sơn trong Bông hồng sa mạc.

Cố nghệ sĩ Minh Phụng - Ảnh: T.L.

Ông được ký độc quyền với hãng đĩa và nhận tiền hợp đồng cao ngất ngưởng. Báo giới ngày ấy không tiếc lời ca ngợi và phong cho ông là Hoàng tử sân khấu của làng cải lương Việt Nam. Khi hát cùng NSND Lệ Thủy, hai nghệ sĩ được gọi là "Cặp bão biển đang dâng cao".

Nghệ sĩ Minh Phụng có vợ là nghệ sĩ Kiều Tiên và hai con theo nghề là nghệ sĩ Tiểu Phụng và Y Phụng.

NSND Minh Vương: Không đa tình, hát… không hay!

Khi trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ Online, nghệ sĩ Minh Vương từng cười nói rằng: "Nghệ sĩ mà, không đa tình hát sao hay?".

Còn con trai của ông thì tiết lộ hồi còn nhỏ, anh thấy mỗi ngày gia đình có thể nhận cả xấp thơ của khán giả, trong đó đa phần là khán giả nữ muốn bày tỏ tình cảm với nghệ sĩ Minh Vương.

Nghệ sĩ Minh Vương trong vở Kiếp nào có yêu nhau - Ảnh chụp màn hình

Sinh năm 1950 tại Long An, mới 14 tuổi nghệ sĩ Minh Vương đã đoạt giải Khôi nguyên vọng cổ. Trước đó vì có tố chất mà ông được thầy Bảy Trạch dạy ca miễn phí.

Minh Vương không hút thuốc, rượu bia, cờ bạc, lại có giọng ca hay, tướng tá đẹp, tính tình hiền lành nên từ những bước đi đầu tiên, ông nhanh chóng bước vào hàng kép 3, kép 2.

Rồi trở thành kép chánh cùng nghệ sĩ Lệ Thủy khi tuổi đời còn rất trẻ.

Nghệ sĩ Minh Vương đoạt giải Khôi nguyên vọng cổ khi mới 14 tuổi - Ảnh: T.L.

Nghệ sĩ Lệ Thủy hát với khá nhiều anh kép nhưng nhiều khán giả sau này vẫn nhớ nhất liên danh nghệ sĩ Minh Vương - Lệ Thủy.

Chính vì lẽ đó mà năm 2008, Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đã trao cho ông bà kỷ lục Đôi nghệ sĩ cải lương đóng chung lâu năm và ăn ý nhất Việt Nam.

Với giọng hát khỏe, sáng đẹp và vóc dáng lý tưởng của một kép chánh, Minh Vương được khán giả yêu quý qua rất nhiều vở diễn như Tô Ánh Nguyệt, Nửa đời hương phấn, Máu nhuộm sân chùa, Đôi mắt người xưa, Đời cô Lựu…

Không chỉ thế, ông còn từ bỏ hình ảnh kép đẹp để vào vai kép lão trong vở Rạng ngọc Côn Sơn, vai Nguyễn Trãi đã đem lại cho ông giải A1 Hội diễn sân khấu toàn quốc 1985.

Hiện tại, sau nhiều năm ghép thận sức khỏe của nghệ sĩ Minh Vương không tốt lắm nhưng ông vẫn tích cực tham gia các hoạt động nghệ thuật.

Ông làm giám khảo giải Chuông vàng vọng cổ, Bông lúa vàng, ông vẫn duy trì gặp gỡ, uống cà phê với những đồng nghiệp cũ ở đoàn Kim Chung. Nếu ai đó gặp khó khăn ông lại cùng anh em đóng góp để giúp đỡ họ.

Hội đồng xét xử cho rằng vụ án này đặc biệt lớn, bị cáo phạm nhiều tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nên không có cơ sở giảm nhẹ tội “Tham ô tài sản," “Đưa hối lộ."

Ngày 3/12, sau gần một tháng xét xử và nghị án, Hội đồng xét xử của phiên tòa phúc thẩm giai đoạn 1 vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (Ngân hàng SCB) tuyên án đối với các bị cáo.

Bị cáo Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) bị y án tử hình.

Trước đó, bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên phạt Trương Mỹ Lan 20 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng;" tử hình về tội “Tham ô tài sản;" 20 năm tù về tội “Đưa hối lộ;" tổng hợp hình phạt chung là tử hình. Bị cáo đã có đơn kháng xin giảm nhẹ bản án.

Hội đồng xét xử nhận định qua xét hỏi và tranh tụng công khai tại tòa, các bị cáo đã thừa nhận toàn bộ nội dung vụ án. Lời khai của các bị cáo phù hợp với nhau, với tài liệu chứng cứ trong hồ sơ, có căn cứ xác định Trương Mỹ Lan là chủ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng nhiều công ty khác hoạt động theo mô hình tập đoàn lấy Vạn Thịnh Phát làm trọng tâm, kiểm soát hoạt động của các công ty còn lại.

Sau khi biết 3 ngân hàng gồm Ngân hàng SCB, Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa và Ngân hàng Đệ Nhất mất khả năng thanh khoản, buộc phải hợp nhất hoặc mua lại, bị cáo Trương Mỹ Lan đã nhờ nhiều người thân tín, bạn bè đứng ra mua một lượng lớn cổ phần. Tính đến tháng 10/2022, bị cáo Lan đã thâu tóm, nắm giữ khoảng 91,5% cổ phần Ngân hàng SCB.

Cáo trạng cho thấy dù bị cáo Trương Mỹ Lan không nắm giữ các chức vụ tại SCB nhưng gián tiếp sở hữu trên 91% cổ phần của ngân hàng. Do đó, bị cáo Lan có quyền chi phối, quyết định các vấn đề của ngân hàng này và trở thành người quyết định cao nhất tại Ngân hàng SCB.

Lợi dụng vai trò là cổ đông gần như tuyệt đối của ngân hàng, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo các bị cáo là lãnh đạo Ngân hàng như Bùi Anh Dũng, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung, Võ Tấn Hoàng Văn… rút tiền ra khỏi Ngân hàng để phục vụ mục đích của mình. Điều này gây hậu quả thiệt hại đặc biệt lớn.

Kết quả điều tra xác định trong giai đoạn từ ngày 1/1/2012 đến ngày 7/10/2022, bị cáo Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống 2.527 hồ sơ cho vay để giải ngân từ Ngân hàng SCB tổng số tiền 1.066.608 tỷ đồng. Đến ngày 17/10/2022, nhóm bị cáo Lan còn 1.284 khoản vay với dư nợ 677.286 tỷ đồng. Các khoản vay đều thuộc nợ nhóm 5, không có khả năng thu hồi. Dư nợ gốc các khoản vay của bị cáo Trương Mỹ Lan chiếm 93% tổng dư nợ gốc của 23.042 khoản vay còn dư nợ tại Ngân hàng SCB.

Sau khi trừ giá trị tài sản đảm bảo, cáo trạng xác định bị cáo Trương Mỹ Lan gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB khoảng 498.000 tỷ đồng. Từ ngày 1/1/2012-31/12/2017, bị cáo vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, gây thiệt hại hơn 64.000 tỷ đồng, sau khi trừ giá trị tài sản đảm bảo các khoản vay. Từ ngày 1/1/2018-7/10/2022, bị cáo tham ô tài sản hơn 304.000 tỷ đồng nợ gốc và hơn 129.000 tỷ đồng lãi phát sinh từ nợ gốc, sau khi trừ giá trị tài sản đảm bảo cho các khoản vay.

Hành vi phạm tội của bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm là nguyên nhân căn bản, cốt yếu dẫn đến Ngân hàng SCB đã hoàn toàn mất thanh khoản, dư nợ tín dụng rất lớn không có khả năng thu hồi, vốn chủ sở hữu âm 443.769 tỷ đồng. Do đó, Hội đồng xét xử lập luận đã đủ dấu hiệu tội phạm để cáo buộc bị cáo Lan tội “Tham ô tài sản." Nhận định này cũng là luận điểm để Hội đồng xét xử bác bỏ quan điểm của các luật sư bào chữa cho rằng bị cáo Lan không nắm giữ chức vụ gì trong Ngân hàng SCB, không là chủ thể của tội phạm.

Bên cạnh đó, Hội đồng xét xử cho biết do chính sách pháp luật hình sự có sự thay đổi cơ bản về đường lối xử lý trước và sau ngày 1/1/2018, nên thời điểm sau ngày 1/1/2018, hành vi của các bị cáo đã đủ yếu tố cấu thành tội “Tham ô tài sản” (tội này áp dụng cả trong lĩnh vực tư nhân).

Hội đồng xét xử nhấn mạnh, hành vi của bị cáo Trương Mỹ Lan gây ra đặc biệt nghiêm trọng; là người chủ mưu, đưa ra chủ trương cho các bị cáo khác thực hiện, cùng một lúc gây ra ba hành vi phạm tội, gây mất an ninh tiền tệ quốc gia. Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo Lan 20 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng;" tử hình về tội “Tham ô tài sản;" 20 năm tù về tội “Đưa hối lộ” là có căn cứ, phù hợp với tính chất, hành vi phạm tội mà bị cáo thực hiện, không oan sai.

Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Trương Mỹ Lan đã có chuyển biến sâu sắc về nhận thức, ăn năn hối cải và đưa ra nhiều tình tiết giảm nhẹ. Đồng thời, bị cáo đưa ra các phương án, đưa tài sản vào để khắc phục hậu quả bao gồm hơn 600 mã tài sản đã được định giá, 440 mã tài sản chưa được định giá, 658 mã tài sản của gia đình bị cáo Lan và Dự án 6A khu Trung Sơn Bình Chánh. Trên cơ sở đó, Hội đồng xét xử nhận thấy, có đủ căn cứ để chấp nhận một phần quan điểm của Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Lan về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng."

Tuy nhiên, xét về tổng thể, Hội đồng xét xử cho rằng vụ án này đặc biệt lớn, bị cáo phạm nhiều tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nên không có cơ sở giảm nhẹ tội “Tham ô tài sản," “Đưa hối lộ."

Ngoài ra, các tài sản bị cáo Lan đưa vào chưa đủ căn cứ pháp lý để xác định giá trị tài sản, từ đó không có căn cứ xác định bị cáo đã khắc phục đủ hậu quả của vụ án để áp dụng giảm nhẹ hình phạt tử hình cho bị cáo.

Song, Hội đồng xét xử cũng lưu ý, theo quy định pháp luật, người bị kết án tử hình sau khi bản án có hiệu lực, nếu tiếp tục tích cực khắc phục 3/4 hậu quả vụ án trong giai đoạn thi hành án thì sẽ được xem xét chuyển từ tử hình sang chung thân./.

Ngày 25/11, theo đại diện Viện kiểm sát, hậu quả của vụ án tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB đặc biệt lớn nên Viện kiểm sát giữ nguyên mức đề nghị tử hình đối với bị cáo Trương Mỹ Lan.