Tuyển Tập Bài Luận Học Bổng Bằng Tiếng Viết

Tuyển Tập Bài Luận Học Bổng Bằng Tiếng Viết

Underlying Question dùng để chỉ những câu hỏi ẩn chứa ý nghĩa thật sự mà người hỏi không trực tiếp nêu ra. Đó là những câu hỏi nằm sau hoặc ẩn dưới bề mặt của câu hỏi chính mà bạn nghe thấy. Để hiểu và trả lời đúng Underlying Question, bạn cần nắm bắt được ý định thật sự của người hỏi dựa trên thái độ, ngữ điệu, và bối cảnh câu chuyện.

III. Những tips giúp bài luận du học của bạn ấn tượng hơn

Để giúp bạn có thể viết được một bài luận ấn tượng nổi bật, PREP sẽ chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm hữu ích như sau:

Hiểu rõ những gì người đọc muốn đọc: Nếu bạn đang nộp đơn ứng tuyển học bổng thì việc hiểu rõ mục đích của nó là vô cùng quan trọng. Mỗi một học bổng đều có mục đích của riêng mình. Ví dụ, mục đích của học bổng Chevening của Anh là phát triển những nhà lãnh đạo, người ra quyết định, và chuyên gia toàn cầu. Do đó, bài luận du học của bạn cũng cần thể hiện được những kỹ năng và yếu tố liên quan.

Cụ thể hoá bài luận: Để bài luận của bạn thực sự nổi bật giữa hàng ngàn hồ sơ xin học, bạn cần những minh chứng, ví dụ cụ thể hơn là những câu khẳng định chung chung. Giám khảo đã đọc quá nhiều bài luận với những câu từ tương tự nhau. Thay vào đó, hãy biến bài viết của bạn thành một câu chuyện sống động, thể hiện rõ nét con người bạn. Hãy kể về những trải nghiệm thực tế, những hành động cụ thể mà bạn đã thực hiện để chứng minh cho những điều bạn muốn nói. Ví dụ, thay vì chỉ nói rằng bạn là một người có trách nhiệm, hãy chia sẻ câu chuyện về lần bạn đảm nhận vai trò lãnh đạo trong một dự án tình nguyện và những kết quả mà bạn đã đạt được.

Tìm một góc nhìn mới: Để bài luận của bạn trở nên nổi bật và thu hút, bạn cần tìm cách biến những câu chuyện tưởng chừng như bình thường trở nên đặc biệt. Bởi cuộc sống của chúng ta không phải lúc nào cũng đầy những biến cố kịch tính, vì vậy cách bạn nhìn nhận và kể lại những trải nghiệm ấy mới là điều quan trọng. Hãy thử tìm một góc nhìn mới lạ, một chi tiết nhỏ nhưng ý nghĩa để làm nổi bật câu chuyện của mình. Đó có thể là một khoảnh khắc nhỏ bé nhưng lại để lại ấn tượng sâu sắc, một bài học giá trị mà bạn rút ra được từ trải nghiệm đó.

Tạo một mở bài ấn tượng: Mở đầu của bài luận chính là yếu tố quyết định nó có lọt được vào “mắt xanh” của giám khảo hay không. Nếu mở bài nhàm chán và không gây được ấn tượng nào, bài luận đó có thể bị loại chỉ trong vòng 60 giây.

Đưa ra những ví dụ, minh chứng phù hợp: Việc đưa ra những ví dụ, minh chứng là điều rất được khuyến khích trong bài luận. Tuy nhiên, không phải chủ đề nào bạn cũng nên đưa vào. Chẳng hạn, việc đề cập đến những trải nghiệm khi bạn còn quá nhỏ và không tác động gì nhiều đến tính cách cũng như định hướng phát triển của bạn thì nó thường không phải là một ý kiến. Hoặc những chủ đề nhạy cảm và có khả năng gây tranh cãi như tôn giáo hay chính trị cũng không nên đưa vào.

Sử dụng đúng giọng điệu của bạn: Nhiều người nghĩ rằng bài luận du học phải nghe có vẻ "học thuật", vì vậy họ cố nhồi nhét những từ ngữ cao siêu, phức tạp vào bài. Tuy  nhiên, điều này không hề được khuyến khích. Thay vào đó, hãy sử dụng ngôn ngữ tự nhiên nhất và viết bằng chính giọng văn của bạn. Điều này sẽ giúp bài viết trở nên chân thật và gần gũi hơn cũng như phản ánh được tính cách thật sự của bạn. Tuy nhiên, bài luận vẫn phải đảm bảo được tính trang trọng, không được mang thái độ đùa cợt.

Sử dụng dạng bài phù hợp: Cách tiếp cận tốt nhất sử dụng một bài luận tường thuật. Một bài tường thuật sẽ có phần mở đầu, phần thân, phần kết, và nó truyền tải một thông điệp thống nhất theo chủ đề.

Bước 3: Truyền tải thông điệp mạnh mẽ nêu bật cá tính qua bài viết

Nếu bài luận du học có đầy đủ nội dung nhưng thiếu đi sự nhất quán trong thông điệp, thì việc thuyết phục hội đồng tuyển sinh sẽ trở nên khó khăn. Thông điệp càng độc đáo và sâu sắc, càng giúp làm nổi bật tính cách riêng biệt của bạn. Đây chính là yếu tố quan trọng để tạo nên một bài luận xuất sắc.

Passion – Đưa niềm đam mê của bạn vào bài luận

Một yếu tố vô cùng quan trọng để giúp bài luận của bạn lọt vào “mắt xanh” của giám khảo đó chính là niềm đam mê và sự tâm huyết. Chính điều này sẽ giúp bài luận trở nên sống động và cuốn hút hơn. Khi người đọc cảm nhận được sự chân thành và nhiệt tình của bạn, họ sẽ có ấn tượng mạnh hơn về bạn so với những bài luận chỉ đơn thuần liệt kê thông tin.

Ngoài ra, hội đồng tuyển sinh thường tìm kiếm những ứng viên có động lực và sự cam kết mạnh mẽ, bởi họ biết rằng những người có đam mê thực sự sẽ không ngại khó khăn và sẽ kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình.

Sự liên quan đến ngành học cũng là yếu tố mà bài luận của bạn phải đảm bảo được. CV, chứng chỉ, bảng điểm,... đều phải làm bật lên được rằng bạn là ứng viên sáng giá với ngành học.

Bài luận du học cũng cần có sự kết nối với kết nối. Hãy trình bày lý do tại sao bạn quyết định chọn ngành học này tại trường cụ thể đó. Điều này sẽ thể hiện rằng bạn là người có kế hoạch rõ ràng, hành động một cách có tổ chức và mục tiêu. Qua đó, hội đồng tuyển sinh có thể nhận thấy bạn là người hiểu rõ định hướng của bản thân, biết mình cần làm gì để đạt được mục tiêu, hay nói cách khác, là một cá nhân có tinh thần phát triển và cầu tiến.

Vậy làm thế nào để viết bài luận du học ấn tượng? Cùng theo dõi phần sau nhé!

Lầm tưởng về cột mốc cuộc đời

Chủ đề của bài luận là về một chuyến đi tới châu Âu và người viết nhận định rằng đây chính là cột mốc trong cuộc đời và thay đổi những suy nghĩ của bản thân. Nhưng thực tế thì, bài luận này chỉ đơn thuần kể về một chuyến du lịch cá nhân mà không hề liên kết với mục tiêu học tập, ngành học mà người viết định chọn, hoặc lý do tại sao chuyến đi này lại quan trọng đối với sự phát triển cá nhân và học tập của họ.

Trên đây, PREP đã chia sẻ cho bạn những thông tin về bài luận du học. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn viết được một bài luận du học thật sự ấn tượng và đạt được giấc mơ của bản thân.

Nguyễn Đức Tuấn Dũng, cựu học sinh THPT Kim Liên, đã xuất sắc ghi dấu ấn khi nhận được thư mời nhập học từ Maastricht University, một trong những trườngChi tiết

Theo các chuyên gia, chìa khóa cho một bài luận thành công nằm ở tính cá nhân và gồm nhiều chi tiết cụ thể. Một bài luận chân thực, thể hiện sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế của người viết sẽ nổi bật giữa hàng trăm bài luận có ý tưởng chung chung, cách viết hời hợt.

Lấy ví dụ, học bổng được trao bởi quỹ Pride Foundation yêu cầu ứng viên phải nộp nhiều bài luận với đề tài khác nhau. Trong đó, một bài luận yêu cầu sinh viên mô tả bản thân, chương trình học dự định và công việc tương lai.

Katelen Kellogg, Giám đốc truyền thông của Quỹ Pride Foundation đồng thời là thành viên của hội đồng xét tuyển cho biết, bài luận cô thấy ấn tượng thường gồm “những chi tiết vẽ nên bức tranh cuộc sống của ứng viên”. Đó là việc người viết ít nói về bản thân mà tập trung nhiều hơn vào con người mình.

Mỗi bài luận đều nên mang ý nghĩa cá nhân đặc biệt và người viết nên thể hiện điều đó trong bài luận. Nội dung có thể là cơ hội người viết tự nhận thức ra một vấn đề nào đó hoặc bày tỏ suy nghĩ sâu rộng trong một lĩnh vực.

Ngoài ra, một sai lầm các ứng viên thường mắc phải là chọn chủ đề quá rộng. Chẳng hạn, đưa vào bài luận một vấn đề chính trị quá phức tạp mà không thể giải quyết nó trong dung lượng bài luận.

Monica Matthews, tác giả sách “Làm thế nào để giành học bổng đại học”, nhận xét bài luận nổi bật cần thu hút người đọc ngay từ câu đầu tiên. Trước khi đặt bút viết, các em phải cân nhắc về cấu trúc bài luận và tìm cách lôi cuốn người đọc qua những dòng đầu tiên. Tuy nhiên, cần tránh phóng đại hoặc kể câu chuyện không có thực, xa rời cuộc sống học sinh.

Ứng viên nên bắt đầu bài luận bằng một câu chuyện và chia sẻ những chi tiết cá nhân, hữu hình lấy chất liệu từ đời sống. Ví dụ, nếu muốn diễn đạt ý tưởng: “Tôi luôn giúp đỡ người khác”, các em không nên viết như “Tôi là người thích giúp đỡ người khác”, “Tôi có tấm lòng nhân hậu”, “Tôi vui khi giúp đỡ người khác”.

Thay vào đó, hãy kể lại những lần các em giúp đỡ mọi người xung quanh. Hãy đi từ nguyên do, hành động, kết quả và thái độ của người được giúp đỡ. Chọn lọc những chi tiết, câu chuyện thú vị sẽ giúp bài luận trở nên hấp dẫn, đáng nhớ.

Hồ sơ xin học bổng du học thông thường gồm bảng điểm THPT, bằng cấp các kỳ thi chuẩn hóa quốc tế, thư giới thiệu, thành tích ngoại khóa và bài luận. Trong đó, hội đồng xét tuyển rất quan tâm đến bài luận, yếu tố mang tính cá nhân cao giúp họ có thể hình dung rõ hơn về ứng viên.

Sinh viên thường cảm thấy cần thể hiện một hình ảnh, khía cạnh nào đó mang tính nổi trội trong hồ sơ xin học bổng. Tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng cần thiết.

Mandee Heller Adler, Chủ tịch Tổ chức Cố vấn Đại học toàn cầu, cho biết sinh viên phi truyền thống hoặc sinh viên quốc tế thường mắc phải lỗi này.

Giả sử khi ứng tuyển vào các trường đại học tại Mỹ, các em thường viết nhiều về văn hóa Mỹ hoặc dùng ngôn từ, văn phong “Mỹ hóa”. Trong khi đó, nhiều em đến từ các nền văn hóa có bản sắc riêng, cá tính riêng và hội đồng xét tuyển đều rất tò mò về nét riêng này.

Vì vậy, các em đừng ngại chia sẻ về văn hóa, lịch sử, trải nghiệm cá nhân dù là người thiểu số hay đến từ các quốc gia khác. Mục tiêu của bài luận là sự đa dạng, nổi bật, khác biệt nên văn hóa của đất nước các em có thể là điểm cộng giúp hội đồng xét tuyển hiểu rõ ứng viên là ai.

Ứng viên có thể nhờ cố vấn, thầy cô giáo hoặc bạn bè góp ý cho bài luận nhưng quá nhiều ý kiến từ mọi người xung quanh cũng có thể là bất lợi. Ý kiến bên lề có thể tác động lên quan điểm, làm suy yếu luận điểm của người viết trong bài luận.

Hơn nữa, quá nhiều ý kiến từ các chuyên gia sẽ biến bài luận của thiếu niên trở thành báo cáo chuyên nghiệp, không phù hợp với tiêu chí lựa chọn của hội đồng xét tuyển.

Eden Shore, thành viên hội đồng xét tuyển học bổng của Quỹ Pride Foundation, cho biết, nỗi thất vọng lớn nhất của giám khảo không phải do quan điểm của ứng viên. Việc các em không tuân theo quy định của bài luận mới là điểm trừ lớn nhất.

Bài luận thường giới hạn độ dài hoặc số từ nhưng nhiều ứng viên chẳng mảy may quan tâm. Hoặc các em cố tình viết dài hơn yêu cầu vì cho rằng viết càng dài càng được đánh giá cao.

Thực tế đây là suy nghĩ sai lầm. Ứng viên cần xây dựng nội dung, hình thức đảm bảo yêu cầu của đề bài. Đây sẽ là yếu tố chấm điểm đầu tiên cho bài luận của các em.

Đúng như tên gọi (personal statement), bài tự luận về cơ bản là một bài viết về chính bản thân bạn. Bất cứ một trường Đại học nổi tiếng nào khi cho sinh viên học bổng đều có thể hỏi: “Tại sao chúng tôi nên nhận bạn vào học? Tại sao bạn xứng đáng được nhận học bổng hoặc lý do tại sao bạn chọn học ngành này?” hoặc viết về những kinh nghiệm và thành công mà bạn đạt được, nhưng không được nhắc tới trong đơn xin học bổng. Giới hạn một bài luận thông thường khoảng 500 từ.

Làm thế nào để đạt được mục đích truyền tải của một bài tự luận?

– Luyện tập là điều kiện tiên quyết. Nếu bạn đã viết được một vài bài luận, bạn sẽ có kinh nghiệm và kỹ năng khi bắt tay vào viết bài luận chính thức của mình.

– Tập trung suy nghĩ về dàn ý. Sau khi đã chọn được chủ đề, bạn hãy lập dàn ý đại cương Bạn không cần viết cả câu hoàn chỉnh, chỉ cần viết như liệt kê, vẽ hình, lập bảng biểu…

– Viết ngắn gọn. Hầu hết các bài luận chỉ giới hạn khoảng 300 – 600 từ. Giới hạn đó không phải là nhiều để bạn có thể chuyển tải được thông điệp của mình đến hội đồng xét học bổng. Vì thế tránh sử dụng những từ hoặc cụm từ thừa, rườm rà, không cần thiết.

– Không lạc đề. Luôn đảm bảo rằng bài luận của bạn trả lời được vấn đề trong chủ đề. Ví dụ, một bài luận với chủ đề: “bạn đã rút ra được bài học gì trong một tình huống khó khăn”, bạn sẽ dễ sa vào miêu tả tình huống đó thay vì viết về những gì bạn đã rút ra được từ nó.

– Tránh lối viết nhàm chán. Hãy cho Hội đồng xét học bổng thấy bạn không phải là một thí sinh nhàm chán và mờ nhạt trong nhóm đông số sinh viên khác. Đừng ngần ngại khi thể hiện tính cách của mình.

– Hãy thật cụ thể. Đừng viết một cách đại khái – sử dụng dẫn chứng cụ thể, có thật sẽ hay hơn rất nhiều so với một dẫn chứng chung chung.

– Tránh sử dụng ngôn từ quá hoa mĩ. Hội đồng xét học bổng sẽ không thích nếu phong cách viết của bạn quá khoa trương hay gò bó. Hãy để bài viết thật tự nhiên và trôi chảy.

– Tránh sáo rỗng. Hãy sáng tạo – thể hiện các ý tưởng bằng từ ngữ của chính mình.

– Viết đoạn kết luận thật ấn tượng. Trong khi phần mở đầu là phần đáng chú ý nhất của bài luận thì phần kết luận cũng không kém phần quan trọng. Một đoạn kết không phải là tổng kết lại 400 từ mình đã viết trước đó. Đoạn kết phải như sợi dây gắn kết các ý thật chặt chẽ với nhau.

– Kiểm tra lại bài viết. Sử dụng chức năng kiểm tra lỗi chính tả trên máy tính hoặc nhờ người khác đọc và góp ý cho bài của mình.