Bức tranh đại dương được tạo nên từ rác thải
Hết quý I/2022, số lao động có việc làm tăng mạnh, số lao động bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch COVID-19 giảm rõ rệt. Kết quả này có được là do những nỗ lực triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ.
7,8 triệu lao động không còn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
Tại họp báo về tình hình lao động, việc làm quý I/2022 do Tổng cục Thống kê (TCTK), Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 12/4, Phó Tổng cục trưởng TCTK Nguyễn Trung Tiến cho biết, thị trường lao động dần phục hồi và đạt mức tăng trưởng khá. Lực lượng lao động, số người có việc làm và thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước (quý IV/2021) và so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước trong quý I/2022 là 51,2 triệu người, tăng hơn 441.000 người so với quý trước và tăng gần 160.000 người so với cùng kỳ năm 2021. Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động quý I/2022 là 68,1%. So với quý trước, lực lượng lao động ở cả gia khu vực nông thôn và thành thị đều tăng khoảng 200.000 người. Lao động có việc làm ghi nhận mức tăng ở cả khối doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh cá thể.
Từ đầu năm đến nay, mặc dù cả nước vẫn còn hơn 16,9 triệu người từ 15 tuổi trở lên chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 nhưng con số này đã giảm mạnh so với quý trước (giảm 7,8 triệu người). Đây là mức giảm mạnh nhất được ghi nhận kể từ khi đất nước chứng kiến sự bùng phát của đại dịch COVID-19.
Ông Phạm Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và Lao động, TCTK cho hay, tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động đều giảm so với quý trước, tuy vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng mức độ giảm dần. Đặc biệt, vấn đề thiếu việc làm ở khu vực dịch vụ đã được cải thiện đáng kể.
So với quý trước, số người thiếu việc làm quý I/2022 là 1,3 triệu người, giảm 135.200 người; tỉ lệ thiếu việc làm của lao động là 3,01%, giảm 0,36 điểm phần trăm.
"Nghị quyết 68/NQ-CP, Nghị quyết 126/NQ-CP của Chính phủ được triển khai kịp thời đã hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn trả lương cho người lao động, hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, bảo đảm duy trì việc làm cho người người lao động. Những chính sách này đã làm cho tình trạng thiếu việc làm 3 tháng đầu năm được cải thiện, tiếp nối thành quả đã ghi nhận được ở quý IV/2021", ông Nam khẳng định.
Lao động tại khu vực từng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất giờ có mức thu nhập bình quân cao nhất
Cũng theo TCTK, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý I đạt 6,4 triệu đồng, tăng 1 triệu đồng so với quý trước và tăng 110.000 đồng so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao gấp 1,36 lần thu nhập bình quân tháng của lao động nữ (7,3 triệu đồng so với 5,4 triệu đồng).
Điểm sáng nổi bật là thu nhập bình quân tháng của lao động tăng mạnh tại vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là tại TPHCM. Cụ thể, thu nhập bình quân tháng của lao động vùng Đông Nam Bộ tăng cao nhất trong 6 vùng kinh tế-xã hội, với mức thu nhập bình quân 8,3 triệu đồng, tăng 36,8%, tương ứng tăng 2,2 triệu đồng so với quý trước.
Đặc biệt, lao động tại TPHCM, Bình Dương và Đồng Nai có mức thu nhập bình quân cao nhất cả nước, khoảng hơn 8 triệu đồng/người/tháng. Tại TPHCM, thu nhập bình quân của lao động là 8,9 triệu đồng/người, tăng 36,5%, tương ứng tăng 2,4 triệu đồng so với quý trước; thu nhập của người lao động tại Bình Dương là 8,6 triệu đồng/người/tháng, tăng 54 %, tương ứng tăng 3 triệu so với quý trước; lao động tại Đồng Nai có thu nhập bình quân là 8,5 triệu đồng, tăng 32,9%, tương ứng tăng 2,1 triệu đồng so với quý trước.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo TCTK, dù có nhiều khởi sắc nhưng thị trường lao động Việt Nam vẫn còn tiềm ẩn một số yếu tố thiếu bền vững. Số người có việc làm tăng nhanh nhưng tăng nhiều ở lao động phi chính thức. Tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng giảm những vẫn còn ở mức tương đối cao. Lao động "tự sản tự tiêu" giảm nhưng vẫn chưa trở về trạng thái bình thường ban đầu khi chưa xảy ra đại dịch.
Trước tình hình, đó TCTK đề xuất tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, đẩy nhanh thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế. Đồng thời, thực hiện tích cực các chính sách thu hút lao động tự sản tự tiêu và nghiên cứu xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp, nâng cao chất lượng nguồn lao động./.
Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản ghi nhận nhiều kỷ lục với giá trị đạt gần 57 tỉ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản nói chung và nông sản nói riêng đến hết tháng 11 ghi nhận nhiều kỷ lục với giá trị đạt gần 57 tỉ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, riêng nông sản (gạo, cà phê, hồ tiêu, điều, rau quả...) đạt gần 30 tỉ USD, tăng 23% so với cùng kỳ. Ngoài ra, năm nay, Việt Nam đã mở cửa thị trường rất tốt cho một số trái cây như dừa tươi xuất khẩu Trung Quốc, chanh dây sang Mỹ, bưởi sang Hàn Quốc..., từ đó giúp gia tăng giá trị xuất khẩu. Với ngành gạo, "Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030" đã được thí điểm thành công ở một số vùng, đưa sản phẩm gạo sản xuất theo đề án này ra thị trường.
Đáng chú ý, nhờ đầu ra của trái sầu riêng thuận lợi, không chỉ năm nay mà 1-2 năm trước, nhiều nhà nông đã trở thành tỉ phú, đặc biệt ở khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và ĐBSCL. Riêng khu vực Tây Nguyên còn có cà phê, hồ tiêu, chanh dây... cũng là những mặt hàng tiềm năng.
Ở huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk, chỉ 2 năm qua đã có hơn 1.000 ô tô được nông dân sắm mới, chủ yếu từ nguồn tiền bán sầu riêng. Mới đây, một nông dân ở tỉnh Đắk Nông gọi điện khoe vừa thu được tiền tỉ khi bán cà phê ở giá 131.000 đồng/kg, đạt mức lợi nhuận rất lớn.
Tôi thường nhắc các tỉ phú nông dân nhớ về bài học cây hồ tiêu trước đây. Khi giá hồ tiêu tăng nóng lên hơn 200.000 đồng/kg, nhiều người tiếp tục vay vốn để mở rộng, nhưng rồi khi thu hoạch, giá rớt xuống dưới 50.000 đồng/kg. Kết cục là không ít nông dân đổ nợ. Do đó, nông dân nên thận trọng trong việc đầu tư mở rộng diện tích để bảo toàn tài sản.
Một trăn trở khác của tôi trong nhiều năm gắn bó với nông nghiệp là nhiều nông dân trồng rau quả vẫn quen với việc bán tươi, ít chú ý bảo quản và chế biến sau thu hoạch. Đây là ngành vô cùng tiềm năng nhưng việc khai thác vẫn ở mức sơ khởi. Trong khi đó, các nước có thể thu hoạch cam, táo một mùa rồi bán quanh năm với hàng trăm mặt hàng chế biến, giúp gia tăng giá trị và tránh áp lực bán ngay. Đây là một vấn đề lớn mà ngành rau quả và nông sản nói chung cần tiếp tục nghiên cứu, đầu tư để nâng cao giá trị nông sản, đưa thương hiệu nông sản Việt ra thế giới nhiều hơn nữa.
Năm 2024 là năm đầy biến động của ngành nông sản. Ngay từ đầu năm, tình hình hạn hán nặng đã tác động không chỉ đến các nước sản xuất nông sản lớn trên thế giới như Ấn Độ, Brazil, Indonesia..., mà còn cả Việt Nam. Đã có lúc nhiều doanh nghiệp cà phê cạn kho, không có hàng để bán; hay nhiều nhà vườn sầu riêng bị sụt giảm sản lượng đến 50%, dẫn đến xuất khẩu dù tăng nhưng không đạt kỳ vọng.
Bên cạnh đó còn có một số yếu tố lớn tác động đến xuất khẩu nông sản năm nay. Đó là Liên minh châu Âu (EU) đưa ra nhiều quy định mới liên quan giảm phát thải, hướng đến trung hòa carbon. Nhà vườn, nhà máy nào đáp ứng yêu cầu thì có ưu thế, còn những đơn vị khác cũng có lực kéo để chuyển đổi sản xuất theo hướng xanh hóa nhằm thích ứng với thị trường.
– Danh mục: (Bookmatch, Quadmatch), Tranh Treo Tường Tráng Gương
– Chất liệu: PVC , Foam, kính, Mica… ( 2mm,3mm,4mm,5mm,8mm,10mm,18mm)– Kích thước: 1.2m x 2.4m