Kế Hoạch Tư Vấn Hỗ Trợ Học Sinh

Kế Hoạch Tư Vấn Hỗ Trợ Học Sinh

Để trở thành khách hàng HSBC Premier tại Việt Nam, Quý khách cần:

Khó khăn của học sinh trong việc phát triển bản thân

Ở giai đoạn tuổi tiểu học, học sinh đã hình thành và phát triển tự ý thức ở mức độ nhất định nhưng còn chưa hoàn toàn tự lập, tự giác trong sinh hoạt cá nhân; khả năng tự nhận thức, điều chỉnh mình trong các mối quan hệ cũng chưa tốt nên học sinh vẫn gặp khó khăn trong quá trình rèn luyện, phát triển bản thân và cần được tư vấn, hỗ trợ. Hoatieu xin chia sẻ một số minh chứng nhận diện khó khăn của học sinh trong việc phát triển bản thân:

Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh với chủ đề an toàn giao thông trong hoạt động giáo dục và dạy học

Hoatieu xin chia sẻ thêm một bài viết về kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh về vấn đề an toàn giao thông cho học sinh trong nhà trường. Bên cạnh việc giúp đỡ học sinh trong việc tự phát triển bản thân, thì nâng cao nhận thức của học sinh về vấn đề an toàn giao thông cũng là một chủ đề hay và cấp bách hiện tại. Mời các bạn tham khảo dưới đây.

KẾ HOẠCH TƯ VẤN, HỖ TRỢ HỌC SINH VỚI CHỦ ĐỀ “AN TOÀN GIAOTHÔNG CHO HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG”

1. Xác định khó khăn của học sinh

Hiện nay, tai nạn giao thông là vấn đề mang tính toàn cầu, là thách thức lớn đối với Việt Nam cũng như tất cả các nước trên thế giới. Theo thông kê của UB An toàn giao thông quốc gia trong 9 tháng năm 20....., trên địa bàn cả nước xảy ra 8.135 vụ tai nạn giao thông, bao gồm 5.237 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 2.898 vụ va chạm giao thông làm 4.146 người chết, 2.695 người bị thương và 2.932 người bị thương nhẹ. Đặc biệt tai nạn giaothông xảy ra đối với trẻ em ở lứa tuổi học sinh đang được đánh giá là đặc biệt nghiêm trọng, là mối lo chung của toàn xã hội. Theo thống kê, trung bình mỗi năm có tới 2.000 trẻ em thiệt mạng vì tai nạn giao thông trên cả nước. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng về tai nạn giao thông ở lứa tuổi học sinh một trong số đó phải kể đến là nhận thức của các em còn chưa được nâng cao, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ…) và các quy định về an toàn giao thông (chiếm dụng lòng đường…)

2. Xây dựng kế hoạch tư vấn hỗ trợ

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền an toàn giao thông cho học sinh trong nhàtrường

- Tăng cường công tác quản lí nhằm đảm bảo khắc phục tình trạng vi phạm antoàn giao thông cho học sinh trong nhà trường

- Nâng cao hơn nữa nhận thức, ý thức chấp hành luật giao thông của học sinh

- Tăng cường ý thức trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần với nhàtrường đảm bảo công tác an toàn giao thông cho học sinh trong nhà trường

2.2. Kế hoạch tư vấn hỗ trợ cụ thể.

- Kiến thức pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh trong nhà trường

- Nguyên nhân gây mất an toàn giao thông

- Tác hại, hậu quả của tình trạng vi phạm an toàn giao thông

- Kĩ năng, tình huống xử lí khi tham gia giao thông.

- Tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt lớp (GVCN), trong các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt đoàn.

- Mời các đồng chí cảnh sát giao thông về nói chuyện tuyên truyền về an toàn giao thông với các em trong các buổi sinh hoạt dưới cờ.

- Giáo dục tích hợp trong quá trình dạy học các môn như (GDCD…)

- Ban giám hiệu, giáo viên, phụ huynh học sinh, BCH Đoàn tổ chức tuyên truyền toàn trường với chủ đề: “Tuổi trẻ học đường nói không với vi phạm an toàn giao thông”

- Tổ chức cho HS xem các video, tranh ảnh… trong các tiết chủ nhiệm hoặc các hoạt động ngoại khóa

- Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, diễn đàn về an toàn giao thông

- Tổ chức các hội diễn tiểu phẩm, hội thi rung chuông vàng về ATGT.

2.2.3. Hình thức tư vấn hỗ trợ học sinh

Giáo viên hoặc người phụ trách sử dụng nhiều phương pháp để tư vấn hỗ trợ học sinh (tuyên truyền toàn trường, tổ chứ các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông, hoặc tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt đoàn, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp cũng như các giáo viên có thể tích hợp trong quá trình dạy các môn học)

Thành lập nhóm zalo, facebook để học sinh có thể mạnh dạn trao đổi những nội dung, kiến thức về an toàn giao thông.

- Các hoạt động, hình thức tư vấn sẽ được tổ chức xen kẽ tùy theo thời điểm, nhu cầu của học sinh.

- Hòm thư những điều em muốn nói sẽ được mở vào giữa tiết 2 thứ sáu hàng tuần.

2.2.5. Người thực hiện: Ban giám hiệu, Ban chấp hành Đoàn, GVCN, GV bộ môn, Công an giao thông trên địa bàn huyện

2.2.6. Phương tiện, điều kiện thực hiện: Máy chiếu, ti vi, tranh ảnh, pa nô, áp phích, loa đài, bản kế hoạch tuyên truyền, tài liệu phục vụ.

2.2.7. Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ sau khi thực hiện kế hoạch

Trên đây là kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh Trường  ……. năm học 2022 – 2023, đề nghị các cá nhân nghiêm túc thực hiện.

Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh THPT

Tham khảo chi tiết mẫu kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh THPT hay, cập nhật mới liên tục tại bài viết sau:

Trên đây là các mẫu Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học module 5 theo các cấp học rất cụ thể và chi tiết. Mẫu kế hoạch module 5 được HoaTieu.vn cập nhật liên tục bám sát chương trình tập huấn module mới nhất. Thầy cô nhớ theo dõi để nhận tài liệu mới nhất nhé!

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học lớp 1

KẾ HOẠCH TƯ VẤN, HỖ TRỢ HỌC SINH

TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC LỚP 1

Xác định khó khăn của HS trong hoạt động giáo dục

Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục

(Xác định rõ tên của khó khăn đó/ hoặc tên nhóm khó khăn đó trong hoạt động giáo dục/môn học)

(Xác định rõ kết quả kỳ vọng sau khi kết thúc chủ đề/ nội dung/hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho học sinh)

(Cách thức tư vấn, hỗ trợ là thực hiện chủ đề độc lập hoặc 1 nội dung

được lồng ghép vào 1 hoạt động trong HDGD/môn học)

(Xác định thời gian bắt đầu và kết thúc)

Người thực hiện (Giáo viên bộ môn, Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn học đường hoặc chuyên gia ...)

Phương tiện và điều kiện thực hiện

Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ (dự kiến cách thu thập thông tin để đánh giá mức độ đáp ứng mục tiêu)

+ Đọc chưa đúng hết các âm, vần; tiếng, từ.

+ Viết chưa đúng mẫu chữ, cỡ chữ. (5/ 26 HS)

- 100% HS đọc đúng các âm, vần, tiếng, từ.

- HS cải thiện kỹ năng viết đúng mẫu chữ.

- Tổ chức phụ đạo cho các em đọc, viết trong 20 phút sau khi kết thúc buổi học chính khóa.

- Vào các tiết rèn luyện Tiếng việt (buổi học 2), phân hóa đối tượng học sinh để rèn luyện:

+ Giao những bài tập nâng cao cho các em học tốt thực hiện.

+ Phân các bài tập vừa sức với những đối tượng học sinh còn lại.

+ GV sẽ tổ chức rèn luyện riêng cho các em đọc, viết chưa đạt yêu cầu.

- Lập các nhóm học tập “đôi bạn cùng tiến” để những em học tốt giúp đỡ các em gặp khó khăn về đọc và viết trong các giờ học Tiếng Việt.

- Hằng tuần tổ chức đánh giá phong trào thi đua Vở sạch chữ đẹp để cải thiện chữ viết.

- Sưu tầm những bài viết đẹp, chữ viết sáng tạo cho các em tham khảo, học hỏi theo chu kì hàng tuần.

- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để kết nối với phụ huynh học sinh cùng giúp đỡ các em việc rèn luyện đọc, viết ở nhà:

+ Chia sẻ với phụ huynh các clip, video về hướng dẫn đọc và kỹ thuật viết để phụ huynh có cơ sở hỗ trợ các em.

+ Nhờ phụ huynh theo dõi việc ôn tập, rèn chữ viết vào trong vở luyện viết thêm của giáo viên cung cấp.

+ Nhờ phụ huynh ghi lại hình ảnh, quay video khi các em thực hiện nhiệm học tập để kịp thời điều chỉnh cũng như khen ngợi các em đúng lúc.

- Hằng tuần, từ tuần 5 đến tuần 20

Giáo viên dạy Tiếng Việt, Giáo Gv môn Tiếng Việt, Gv chủ nhiệm

- Tài liệu môn Tiếng Việt; bảng chữ cái, bộ chữ thực hành, SGK Tiếng việt, vở luyện viết

- Các clip, video minh họa đọc mẫu, viết mẫu

- Nghiên cứu hồ sơ HS tiến bộ rõ rệt qua từng thời điểm: Hàng tháng; Cuối HKI

- ...% HS đọc, viết đúng theo yêu cầu

- Biểu hiện khó khăn về thói quen tự phục vụ:

+ Chưa biết chuẩn bị đồ dùng học tập của bản thân;

+ Trang phục chưa phù hợp với nội quy của trường (đầu tóc, quần áo …);

- Nhóm khó khăn phát triển bản thân

- 100% học sinh thực hiện được thói quen tự phục vụ cho bản thân.

- 100% học sinh cải thiện được kỹ năng tự phục vụ bản thân.

- Trò chuyện thường xuyên với phụ huynh và các em học sinh này để hiểu về hoàn cảnh gia đình, điều kiện sống, sinh hoạt, thói quen học tập của các em.

- Thực hiện một hoạt động “ Em tự phục vụ bản thân” lồng ghép vào giờ sinh hoạt lớp hằng tuần.

- Tổ chức cho các em có thói quen tự: Kê bàn ghế ngay ngắn, sắp xếp Bộ thực hành ngăn nắp, phối hợp với nhau sắp xếp khai đựng phấn, bông lau bảng trên mỗi bàn …

- Phối hợp với Tổng phụ trách Đội tổ chức Chuyên đề về “ Giáo dục kỹ năng thói quen tự phục vụ bản thân” trong tuần 13.

- Lồng ghép vào hoạt động trải nghiệm (chủ đề 4/ tuần 14) tiết sinh hoạt theo chủ đề “Em tự chăm sóc và phục vụ bản thân”

- Lồng ghép một hoạt động “thói quen tự phụ vụ bản thân” vào môn Đạo đức với chủ đề:

+ Tự giác làm việc của mình trong tuần 9 và 10.

+ Sinh hoạt nề nếp trong tuần 17.

- Sưu tầm những mẫu chuyện, tấm gương điển hình về thói quen tốt trong việc tự phục vụ cho bản thân để các em bắt chước và biết cách điều chỉnh bản thân.

- Phối hợp với các giáo viên bộ môn để trao đổi, nắm bắt về những biểu hiện, thói quen tự phục vụ của các em một cách thường xuyên.

- Phối hợp với phụ huynh ghi hình, quay video học sinh có những cải thiện biết tự trang bị, sắp xếp đồ dùng học tậ, tự trang phục… để điều chỉnh và khen ngợi kịp thời.

- Hàng tuần, từ tuần 2 đến tuần 15

- Trong 7 phút từ tuần 2 đến tuần 15

- Hằng ngày, từ tuần 2 đến tuần 15

- Hàng tuần, từ tuần 2 đến tuần 15

- Hàng tuần, từ tuần 2 đến tuần 15

- Hàng tuần, từ tuần 2 đến tuần 15

Gv chủ nhiệm Tổng phụ trách đội, Gv bộ môn, phụ huynh HS.

- Điên thoại, máy tính, máy trình chiếu

- Tư liệu trang bị chuyên đề, các mẫu chuyện,

- Quan sát; Phân tích sản phẩm; phỏng vấn.

- HS đạt được niềm mong đợi của bản thân.

- ...% HS biết tự phục vụ bản thân.